Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Tại Bàn Thờ, linh mục cầm bánh, nâng cao một chút và đọc: “Lạy Chúa là Chúa Cả trời đất, chúc tụng Chúa đã rộng ban cho chúng con bánh này là hoa màu ruộng đất và công lao của con người, chúng con dâng lên Chúa để trở nên bánh trường cho chúng con.” Sau đó, linh mục rót rượu và một chút nước vào chén thánh, nâng cao và nói: “Lạy Chúa là Chúa Cả trời đất, chúc tụng Chúa đã rộng ban cho chúng con rượu này là sản ph m từ cây nho và công lao của con người, chúng con dâng lên Chúa để trở nên của uống thiêng liêng cho chúng con.” Các lời nguyện này phát xuất từ lời kinh đọc tại bàn ăn của người Do-thái, có mục đích giúp cho người tín hữu hiểu được ý nghĩa tượng trưng của việc dâng của lễ, cũng như ý nghĩa thiêng liêng của c chỉ đó.
Khi chu n bị rượu, linh mục pha một chút nước vào chén thánh và đọc thầm: “Nhờ dấu chỉ nước hòa rượu này, xin cho chúng con được tham dự vào thần tính của Đấng đã đoái thương thông phần nhân tính của chúng con.” Lời này là phần còn lại của một kinh cổ truyền của mùa Giáng Sinh; còn c chỉ hòa trộn nhắc đến việc “trao đổi sự sống” qua mầu nhiệm Giáng Sinh. Rượu là biểu tượng cho Thiên Chúa, nước cho con người. Trộn chung nước vào rượu diễn tả lại biến cố làm người của Thiên Chúa trong Đức Giê-su Ki-tô, cùng với sự thông phần vào bản tính Thiên Chúa của con người.
Ở các vùng quanh Địa Trung Hải, người ta thưởng thức rượu sau khi đã pha với nước, trước hoặc trong bữa tiệc. Giustinus cũng đã tường thuật lại thói quen này trong nghi thức phụng vụ Thánh Thể của thế kỷ đầu. C chỉ này được Cyprian von Cartago giải thích như sau: “Nếu rượu được pha chung với nước trong chén, thì dân được kết hợp với Đức Ki-tô. Chỉ dâng hiến rượu, thì máu Chúa Ki-tô không có chúng ta. Chỉ dâng nước mà thôi, thì dân không có Đức Ki-tô.” Công đồng Florenz (1439) nhắc nhở các linh mục pha nước với rượu: Một là vì Đức Ki-tô đã làm như thế; sau nữa vì máu và nước đã chảy ra từ cạnh sườn của Người (Ga 19,34). Thêm vào đó, vì trong sách Khải Huyền (17,1.15) thánh Gio-an gọi các dân tộc là “nước”, nên sự kết hiệp giữa nước và rượu là biểu tượng cho sự kết hiệp giữa Đức Ki-tô và dân của Người.
Trong các lễ trọng, linh mục xông hương trên lễ ph m và bàn thờ. Nghi thức này được đưa vào phụng vụ từ thời Karolinger (thế kỷ thứ 8/9). Sau đó, khi đứng r a tay ở góc bàn thờ, linh mục đọc thầm: “Lạy Chúa, xin r a con sạch hết lỗi lầm, tội con phạm, xin Ngài thanh t y.” Phần chu n bị lễ ph m được kết thúc bằng Lời nguyện tiến lễ.