Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Chúa Nhật là ngày thứ nhất trong tuần của người Do-thái, sau ngày Sa-bát. Như tất cả các sách Tin Mừng thuật lại, thì ngay từ buổi đầu, đối với các Tông Đồ và Ki-tô hữu, Chúa Nhật đã có một ý nghĩa vượt trội hơn các ngày khác. Đó là ngày phục sinh của Đức Ki-tô. Người thường hiện ra với các môn đệ trong ngày Chúa Nhật - thời điểm họ đón nhận Thần Khí của Đấng Phục Sinh và sứ vụ ra đi làm chứng nhân cho ơn cứu độ (Mt 28,9; CVTĐ 2,1tt; Ga 20,19tt.). Được chính Chúa Ki-tô nhấc trội lên, ngày Chúa Nhật đã trở nên mẫu mực cho mọi lễ lạy Ki-tô Giáo. Các tín hữu cảm nhận Chúa Nhật như là “ngày Chúa đã làm ra” (Tv 118,24). Họ thường họp mặt trong ngày “thứ nhất trong tuần” để nghe Sách Thánh và cử hành lễ nghi bẻ bánh (CVTĐ 20,7). Đây cũng là ngày các tín hữu quyên góp để chia sẻ với các anh chị em thiếu thốn nơi khác, như cộng đoàn tại Cô-rin-tô đã thực hiện (Cr 16,1tt).

Tuy lúc đầu chưa có nghi thức mừng lễ thống nhất vào ngày Chúa Nhật, nhưng bữa ăn của Chúa đã là trung tâm của các cuộc hội họp đó (1 Cr 11,17-34; CVTĐ 20,7). Cho đến cuối thế kỷ thứ 1 thì đã có ấn định rõ ràng: “Hãy họp mặt vào ngày của Chúa, bẻ bánh và đọc lời kinh tạ ơn!” (Didache). Tham dự vào cuộc hội họp hàng tuần này của cộng đoàn đã trở nên một việc tự nhiên đối với các Ki-tô hữu. Qua đó, họ tỏ bày rằng mình thuộc về Đức Ki-tô và được thông phần vào Mình và Máu của Người. Đây cũng là một dấu hiệu cho sự mừng vui với Đấng Phục Sinh và cho sự chờ đợi ngày Người trở lại. Cũng nơi đó, họ cảm nhận được tình huynh đệ của những người được giải thoát; nơi niềm tin được nuôi nấng qua những chứng tá của các anh chị em khác; nơi họ củng cố nhau trong hy vọng và sự trung thành. Vào thời đầu này không cần đến luật buộc. Theo Ignatius thành Antiochien (117), mừng ngày Chúa Nhật là một dấu hiệu tiêu biểu cho các Ki-tô hữu và là điều phân biệt họ với những người còn sống theo luật cũ - nghĩa là còn mừng Sa-bát.

Vì Chúa Nhật thời đó còn là ngày làm việc bình thường, nên các Ki-tô hữu phải họp mặt vào ban tối hay vào buổi sáng, khi bị cấm hội họp buổi tối dưới thời Hoàng Đế Trajan (53-117). Tham dự Thánh Lễ luôn đòi hỏi sự hi sinh nơi các tín hữu. Nên chúng ta không ngạc nhiên khi đọc thấy trong thư Thánh Phaolô lời nhắc nhở “đừng bỏ các buổi hội họp” (Dt 10,25). Vào năm 300, Công Đồng Elvira ấn định: “Nếu ai sống tại thành phố mà không đến nhà thờ ba Chúa Nhật liền thì cần phải khai trừ một thời gian ngắn, coi như là người đó bị phạt” (can. 21).