Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Gọi Chúa Nhật là “Ngày thứ nhất trong tuần”, các Ki-tô hữu thời sơ khai cũng muốn ám chỉ đến ngày thứ nhất trong công cuộc sáng tạo vũ trụ của Thiên Chúa. Đó là ngày của ánh sáng. Với ngày Chúa Nhật, một cuộc sáng tạo mới được bắt đầu (2 Cor 5,17). Cũng từ đó, Chúa Nhật cũng được gọi là “Ngày thứ tám”. Sau sáu ngày làm việc và ngày nghỉ Sa-bát, Chúa Nhật là ngày sống lại: bắt đầu một cuộc sáng tạo mới, to lớn hơn và được hoàn tất trong sự nghỉ yên của ngày Sa-bát vĩnh cữu. Công Đồng Vatican II đã nhắc lại tên gọi bị rơi vào quên lãng này khi dạy: “Theo tông truyền bắt nguồn từ chính ngày Chúa sống lại, Giáo Hội cử hành mầu nhiệm phục sinh vào mỗi ngày thứ tám, ngày thật đáng gọi là ngày của Chúa hay ngày Chúa Nhật” (PV 106).
Chúa Nhật được gọi là “Ngày của Chúa” (Kh 1,10), vì có liên quan đặc biệt với Chúa Ki-tô. Đây là ngày Người trỗi dậy từ cõi chết, cũng là ngày người tín hữu được mời dự tiệc của Chúa để tưởng nhớ đến Mầu Nhiệm Vượt Qua. Lễ Chúa Nhật như vậy bắt nguồn từ cộng đồng của bữa Tiệc Thánh Thể mà Đấng Phục Sinh trao ban cho các môn đệ, và Người vẫn tiếp tục ban trong sức mạnh Thánh Thần.
Tertullian nói đến “Ngày phục sinh của Chúa” đầu thế kỷ 3. Sau nhiều lưỡng lự, các Ki-tô hữu lấy tên “Ngày của Mặt Trời” (dies solis) theo cách gọi các ngày trong tuần của văn hóa Hy-lạp Rô-ma. Hieronymus giải thích sự đón nhận đó như sau: “Nếu ngày của Chúa được người ngoại giáo gọi là ngày của mặt trời, thì chúng ta cũng đồng ý với họ: Vì hôm nay ánh sáng thế giới, hôm nay mặt trời công chính đã mọc lên, và dưới đôi cánh của nó có ẩn chứa ơn cứu độ.”
Một thay đổi quan trọng trong sự phát triển của ngày Chúa Nhật liên quan đến điều luật của Hoàng Đế Konstantin ban hành ngày 03.03.321. Trong đó, ông buộc tất cả các thẩm phán, dân thành phố và tất cả những người buôn bán phải nghỉ vào ngày Chúa Nhật đáng kính. Chỉ có dân quê được phép làm việc để đừng trễ nải thời tiết. Nhờ đó, Ki-tô hữu được tạo điều kiện thuận lợi để tham dự các nghi lễ ngày Chúa Nhật và có thời gian cho những công tác xã hội, cũng như để nghỉ ngơi lại sức cho cơ thể.
Đối với Ki-tô hữu, Chúa Nhật là ngày cử hành mầu nhiệm Vượt Qua. Vì thế, nên “tín hữu bắt buộc phải tham dự Thánh Lễ, kiêng làm những công việc hay hoạt động làm ngăn trở sự thờ phượng Thiên Chúa, sự hưởng niềm vui riêng của ngày của Chúa, hoặc sự nghỉ ngơi cần thiết cho tâm trí và thân xác. Khi vì thiếu linh mục thì khuyên nên tham dự phụng vụ Lời Chúa; hoặc dành một thời gian để cầu nguyện, riêng hay với gia đình” (GL 1246-1247).
Chúa Nhật củng cố niềm tin qua việc tham dự phụng vụ cộng đoàn, đồng thời giúp giảm bớt các áp lực và gò bó của một thế giới văn minh kỹ nghệ, nô lệ hóa và cô lập con người. Theo một ấn định của Liên Hiệp Quốc, kể từ ngày 01.01.1976, Chúa Nhật được coi như là ngày cuối tuần (Week-end, Wochen-ende), không còn là ngày đầu tuần theo như cách hiểu của Kinh Thánh nữa.