Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Chúa ở cùng anh chị em

Theo phép lịch sự, chào hỏi là một việc làm tự nhiên khi hai người gặp nhau. Người Việt mình coi tiếng chào cao hơn mâm cỗ; vì chào hỏi người khác là tỏ hiện - bằng lời nói hay bằng cử chỉ - thái độ kính trọng và mối quan tâm đối với người đối diện khi gặp gỡ hay khi từ biệt. Chào hỏi còn là một cử chỉ để mở đầu cho một cuộc đối thoại hay một mối quan hệ với người khác. Lời chào thường luôn đi đôi với một cử chỉ: nhiều nơi bên Tây Âu người ta hôn lên má hay ôm nhau; tại Á Châu thường thì cúi đầu; còn linh mục giang tay ra để chào cộng đoàn.

Sách Cựu Ước không có những lời chào (thế tục) như chúng ta quen biết ngày nay. Lời chào của người Do-thái luôn liên quan đến niềm tin của họ và mang ý nghĩa của một lời chúc lành. Những cách chào chính mà Kinh Thánh kể lại là: “Scha-lom”, nghĩa là: “Bình an ở cùng Bạn” (Tl 19,20); “Gia-vê ở cùng các ngươi” (R 2,4; Tl 6,12); “Bình an cho nhà này” (Lc 10,5); “Chúa ban phúc lành cho anh em” (Tv 129,8). Trong các thư của ngài, Thánh Phao-lô cũng chào hỏi lối này, nhưng dựa trên niềm tin mới - vào Đức Giê-su Ki-tô.

Lời chào “Chúa ở cùng anh chị em” ở đầu Thánh Lễ nhắc nhở cho cộng đoàn biết là có Chúa hiện diện giữa họ (28). Chính Đức Giê-su đã hứa: “Ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy” (Mt 18,20). Theo truyền thống trong Kinh Thánh, lời chào đầu Thánh Lễ còn là một lời chúc phúc cho nhau, vì khi Chúa ở với ai thì người đó quả thật là có phúc.