Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Tình yêu tự hạ:

Thánh nữ Têrêsa dùng một ví dụ đơn sơ để nói về tình yêu tự hạ: “Một người cha, khi muốn hôn đứa con nhỏ, tất nhiên không thể đứng thẳng người một cách ươn lười mà bảo đứa trẻ con leo lên, áp má nó vào môi mình, để có thể gọi là mình hôn yêu nó. Không, muốn hôn đứa con nhỏ, nhất định là người cha phải cúi sâu xuống tận mặt nó, hoặc bế nó lên trên tay mình, nhưng đằng nào cũng phải cúi...”

Thánh Phaolô thì định nghĩa: “Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế.” (Pl 2, 6 – 8)

Khiêm nhường biểu lộ trong vâng phục: Vâng phục là từ bỏ ý riêng, để tùy thuộc vào Chúa Cha, Chúa Giêsu, người đã nói với các môn đệ: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy, và hoàn tất công trình của Người” (Ga 4, 34). Thánh Phaolô trong vinh tụng ca ngài xác tín: “Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban muôn ngàn danh hiệu. Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng: "Đức Giê-su Ki-tô là Chúa" (Pl 2, 6 – 11).

Khiêm nhường trong phục vụ: Qua việc rửa chân cho các tông đồ, Chúa Giêsu cũng dạy cho các môn đệ bài học phục vụ: “Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không? Anh em gọi Thầy là "Thầy", là "Chúa", điều đó phải lắm, vì quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa. Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.” (Ga 13, 12-15).

Lm Giuse Hoàng Kim Toan.

Ông từ

là người coi sóc nhà thờ và thường ở cạnh bên. Ông từ có nhiệm vụ chuẩn bị bàn thờ (và nhà thờ) cho Thánh Lễ, cũng như cho các nghi thức phụng vụ khác. Giật chuông, mở đóng cửa cũng là công việc của ông từ. Không chỉ lo lắng cho sự sạch sẽ của nhà thờ, các vật dụng dành cho phụng vụ và cho trật tự bên ngoài, ông còn giúp đỡ trong việc tạo bầu khí trang nghiêm trong phòng thánh trước khi các nghi thức được cử hành. Ở nhiều nơi, làm ông từ là một công việc tình nguyện.

Phẩm phục

Trong mọi nền văn hóa và qua các thời đại, phẩm phục là một phương tiện để biểu lộ chức vụ và giai cấp. Phẩm phục nâng nhấc kẻ mang nó lên một trách nhiệm đặc biệt và cao hơn mọi người. Những gì thuộc về cá nhân được đẩy lùi lại phía sau, khi người mang phẩm phục thực hiện vai trò của mình.

Cho rằng chỉ những gì quí hóa và đẹp đẽ nhất mới xứng đáng cho Thiên Chúa, sách Xuất Hành ấn định tỉ mỉ rõ ràng về người, cách may, chất liệu của các phẩm phục và dụng cụ dùng trong Đền Thờ. Từ ban đầu, đã có yêu cầu cần những áo quần trang trọng và chỉ dành riêng cho các nghi thức phụng vụ. Sau thay đổi thời Konstantin vào thế kỷ thứ 4, hàng giáo sĩ có một chỗ đứng chắc chắn trong trật tự xã hội. Và vì thế, họ được quyền mang phù hiệu và phẩm phục dành riêng cho các giai cấp cao. Dưới thời Karolinger (thế kỷ thứ 7-8), mỗi phần của lễ phục được làm phép, mang một ý nghĩa riêng và có một lời nguyện được đọc trước khi mặc. Hình thức và chất liệu cho phẩm phục thì do Hội Đồng Giám Mục ấn định (304-305).

Phẩm phục được mặc trong Thánh Lễ tùy theo chức vụ khác nhau của đoàn hành lễ: giám mục, linh mục, phó tế, giúp lễ hay cá thừa tác viên phụng vụ khác, và làm tăng thêm sự trang trọng của các nghi thức phụng vụ. Các phẩm phục ngày nay có nguồn gốc từ thời Rô-ma và có 3 phần chính: áo lễ (Kasel), áo dài trắng (Albe) và dây các phép (Stola). Áo lễ xuất phát từ áo choàng ngoài để che nắng che mưa của người Rô-ma bình dân. Từ thế kỷ thứ 4, áo bào này cũng được mặc trong các dịp lễ. Các lễ phục được phát triển dần dần từ nhiều lý do khác nhau.

Màu sắc tự chúng có sức thể hiện mạnh, nên vẫn được dùng như những biểu tượng trong mọi văn hóa. Các màu phụng vụ Ki-tô Giáo đến từ lãnh vực thường dân. Ở đó, màu sắc biểu hiện cho chức vị, cơ nghiệp và sự linh đình của các ngày lễ.

Trên các hình khảm (Mosaik) thời Ki-tô Giáo sơ khai, các giám mục mặc áo choàng màu áo đỏ sẫm; phó tế hầu như chỉ mang màu trắng. Từ thời Karolinger (thế kỷ thứ 8/9), người ta bắt đầu phân chia màu sắc cho các lễ. Ấn định chính thức về màu sắc phụng vụ có từ thế kỷ 13 dưới thời Giáo Hoàng Innozenz III (+1216), và trở thành luật buộc cho phụng vụ Rô-ma sau Công Đồng Trient (1540-1563).   

Giỗ 52 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

Lễ Giáng Sinh 2014 tại St. Anna

Lễ quan thày CĐ Frankfurt 2015