Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Chúc bình an

Từ thời các Tông Đồ, hôn chào nhau là một cách bày tỏ tình huynh đệ của những người đã được rửa tội, như thánh Phao-lô nhắc: “Anh em hãy hôn chào nhau một cách thánh thiện” (Rm 16,16). Như là một “dấu ấn” (Tertullian) đóng vào sau các lời kinh nguyện chung, lời Chúc bình an được đặt vào sau phần Lời Nguyện Giáo Dân thời Giustinus và Hippolyt. Trong phụng vụ Rô-ma và Bắc Phi, lời Chúc bình an đứng sau Kinh Tạ Ơn.

Kết hợp với nhau trong bình an và hòa giải làm nền tảng cho sự cầu nguyện sốt sắng. Đó là lý do khiến việc chúc bình an được đưa ra trước Kinh Tạ Ơn trong hầu hết các phụng vụ Đông Phương. Đức Giáo Hoàng Gregor Cả (540-604) đã cho đưa nghi thức này vào trước khi bẻ bánh như là một sự chuẩn bị trực tiếp cho việc rước lễ. Từ thế kỷ thứ 8/9, người ta có thói quen bắt đầu chúc bình an từ bàn thờ, rồi tiếp tục theo phẩm trật xuống đến cộng đoàn. Nghi thức chúc bình an với lời mời và lời nguyện được hình thành thời Trung cổ, khi không còn cần bẻ bánh để phân chia cho cả cộng đoàn nữa. Sau đó, việc chúc bình an được giới hạn - chỉ dành cho hàng giáo sĩ mà thôi.

Trước khi cho rước lễ, linh mục đọc lời nguyện cầu bình an, rồi chúc bình an cho cộng đoàn. Tiếp đến, vị chủ tế hoặc phó tế mời giáo dân chúc bình an cho nhau. Qua Kinh Lạy Cha vừa đọc, mọi người đã cầu xin Chúa tha thứ cho mình và hứa tha thứ cho người khác. Lúc này, cộng đoàn xin Đức Ki-tô ban cho Giáo Hội và cho tất cả mọi người sự bình an chân thật mà chỉ có Người mới ban được, rồi thực thi sự bình an đó qua cử chỉ chúc cho người đứng quanh mình.

Lời “Bình an của Chúa ở cùng anh chị em” và câu đáp của cộng đoàn “Và ở cùng Cha” là một hình thức rất cổ xưa của phụng vụ. Gốc tích của việc chúc bình an đến từ lời chào ở các vùng Sê-mít (schalom, salam aleikum). Nói đến “bình an của Chúa”, tức là nhắc đến một chiều kích Ki-tô Giáo: Bình an này “không như thế gian ban tặng” (Ga 14,27), mà tự nó đã là kết quả của ơn cứu độ và là hoa quả của sự sống chia sẻ. Người Do-thái coi bình an là ơn nghĩa Thiên Chúa ban. Và sách Tân Ước cũng quả quyết: Đức Ki-tô chính là “bình an của chúng ta” (Ep 2,14).

Các hình thức bên ngoài của việc chúc bình an khác nhau, tùy văn hóa địa phương. Tại quê hương ta, vì nam nữ ngồi riêng, nên cộng đoàn quay mình sang phía khác của nhà thờ và cúi đầu chúc nhau. Ở nhiều nơi, người ta bắt tay nhau lúc này. Nhưng dù được tỏ bày bằng cách nào đi nữa, cử chỉ này luôn là một món quà, một thách thức và đồng thời nhắc nhở: phải học đón nhận bình an của Đức Ki-tô và chia sẻ tiếp với người chung quanh. Vượt thắng thù hận và bạo lực là căn bản cho đời sống của những người theo Chúa. Hòa bình là kết quả của những chia sẻ tinh thần, trí thức, vật chất và kinh nghiệm sống. Đó là khi gặp gỡ nhau trong tin tưởng không sợ hãi, và chấp nhận nhau như Thiên Chúa chấp nhận chính mình.