Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Kinh Lạy Cha được đặt vào phần quan trọng nhất trong Thánh Lễ, như một gạch nối giữa phần Kinh Tạ Ơn với phần Hiệp Lễ. Quả vậy, Kinh Lạy Cha trở thành nơi mầu nhiệm hiến tế của Đức Ki-tô được tưởng nhớ (Kinh Tạ Ơn), và là nơi người tham dự Thánh Lễ thông phần vào mầu nhiệm đó qua việc đón nhận Mình Máu Thánh Chúa (Hiệp Lễ).

Để bắt đầu phần Hiệp Lễ, linh mục đọc hay hát lời dẫn: “Vâng lệnh Chúa Cứu Thế, và theo lời Người dạy, chúng ta dám nguyện rằng”, rồi giang tay đọc chung với cộng đoàn lời kinh chính Đức Giê-su đã dạy ban. Trong phần đầu, cộng đoàn Dân Chúa bày tỏ lòng mong ước đợi chờ cho Nước Chúa đến khắp nơi nơi; và cho Ý Chúa trở nên thước tấc của tất cả hành động, mọi sự sống. Những lời cầu xin trong Kinh Lạy Cha vì thế mang tính cánh chung,  do nói lên niềm hy vọng vào sự hoàn tất ơn Cứu Độ trong thời gian cuối cùng: trong ngày Chúa Ki-tô trở lại (Ngày Quang Lâm).

Kinh thánh Tân Ước có hai bản Kinh Lạy Cha: bản ngắn của Lu-ca (11,2-4) và bản dài của Mát-thêu (6,9-13). Phần lớn các Ki-tô hữu cầu nguyện theo bản kinh của Mát-thêu, với một ít ảnh hưởng từ bản của Lu-ca. Hướng về việc “ăn và uống Mình Máu Chúa” nơi Bàn Tiệc Thánh, Kinh Lạy Cha cũng giống như là một lời kinh trước bữa ăn. Các Thánh Phụ (Ambrosius, Cyprian) nhìn thấy sự liên kết chặt chẽ giữa Kinh Lạy Cha và việc rước lễ trong lời cầu xin lương thực hằng ngày và lời xin tha tội. Yên ổn trong nội tâm, sống tình huynh đệ và hiệp nhất với anh chị em là sự chuẩn bị cần thiết và tốt nhất cho việc rước lễ. Do đó,  Kinh Lạy Cha luôn được nối liền với việc chúc bình an trong phụng vụ Rô-ma.

“Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.” Chỉ có Thiên Chúa mới có thể tẩy sạch chúng ta khỏi những tội lỗi qua ơn tha thứ. Và người được tha phải thực thi điều mình đón nhận từ Thiên Chúa, bởi “nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em” (Mt 6,15). Và bởi vì “khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh em, thì hãy để lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình” (Mt 5,23-24). Đây là một trách nhiệm của kẻ làm con, vì tất cả những ai đứng quanh bàn Tiệc Thánh đều gọi Chúa là “Cha chúng con ở trên trời.” Mối lo cho sự xứng đáng để đón nhận Mình Thánh được tỏ bày trong lời xin “đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.”

Sau khi tất cả đọc xong, linh mục đọc tiếp một mình: “Lạy Chúa, xin cứu chúng con khỏi mọi sự dữ, xin đoái thương cho những ngày chúng con đang sống được bình an. Nhờ Chúa rộng lòng thương cứu giúp, chúng con sẽ luôn luôn thoát khỏi tội lỗi, và được yên ổn khỏi mọi biến loạn, đang khi chúng con đợi chờ ngày hồng phúc, ngày Đức Giê-su Ki-tô, Đấng Cứu độ chúng con ngự đến.” Ý tưởng cuối của Kinh Lạy Cha được tiếp nhận và giải thích trong phần phụ đính này (Embolismus); rồi được hướng về trở lại phần đầu của Kinh Lạy Cha: là chờ đợi sự hiển trị của Nước Chúa, cũng như kết thúc với sự chờ đợi Ngày Quang Lâm của Đấng Cứu Thế.

“Vì vương quyền, uy lực và vinh quang là của Chúa đến muôn đời” là một cách kết thúc Kinh Lạy Cha quen thuộc ở các nghi thức phụng vụ Đông Phương. Qua lời kinh cổ xưa này, cộng đoàn tuyên xưng niềm tin tưởng mạnh mẽ vào sự chiến thắng cuối cùng của Nước Chúa. Kinh Lạy Cha là lời kinh của tín hữu, mặc dù linh mục giang tay khi đọc.

Kinh Lạy Cha là một thành phần cổ kính trong gia sản cầu nguyện của Giáo Hội. Đây cũng là một phần của Thánh Lễ từ cuối thế kỷ 4 trong Giáo Hội Đông và Tây, được các Thánh Giáo Phụ nói đến: Hyronimus, Ambrosius, Augustinus làm chứng ở Giáo Hội Tây phương; Cyrill chứng cho Đông Phương. Khác là ở Đông Phương Kinh Lạy Cha được đọc sau khi bẻ bánh; ở Tây Phương lời kinh này được đọc trước.

Đọc Kinh Lạy Cha sau Kinh Tạ Ơn là một tập tục tại Konstantinopel được Đức Giáo Hoàng Gregor Cả cho tiếp nhận vào phụng vụ Rô-ma hồi thế kỷ thứ 6. Để tránh việc hiểu lầm và do lòng tôn kính mầu nhiệm được nói lên  trong các Kinh Tin Kính, Kinh Lạy Cha và một vài nghi thức trong Thánh Lễ, Giáo Hội cổ điển có tập tục giữ kín trước người ngoại giáo (Arkandisziplin). Những kinh này chỉ được trao cho những ai đã lãnh nhận bí tích rửa tội.