Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Hay còn gọi là Kinh Nguyện Thánh Thể, được bắt đầu bằng lời Tiền Tụng và kết thúc với Vinh Tụng Cạ, trước Kinh Lạy Cha. Kinh Tạ Ơn là “điểm trung tâm và cao nhất” của Thánh Lễ, bao gồm nhiều kinh và nghi thức ngắn như những phiên khúc của một bài hát. “Ý nghĩa của lời cầu nguyện này là toàn thể cộng đoàn tín hữu kết hiệp với Đức Ki-tô mà tuyên xưng những kỳ công của Thiên Chúa và hiến dâng hy lễ” (54).

Phụng vụ Rô-ma gọi phần này là canon, nghĩa là “phần chính” và không cho phép thay đổi gì cả. Ở các Giáo Hội Đông Phương, Kinh Tạ Ơn được trình bày bằng nhiều hình thức khác nhau. Mặt khác, nhiều lý do thần học và thực tiễn khác dẫn đến những thói quen lạ kỳ vào thời Trung cổ, như chỉ cho phép đọc thầm phần Kinh Tạ Ơn sau Lời Tiền Tụng và Sanctus. Luật đọc thầm này được giữ mãi đến Công Đồng Vatican II. Cộng đoàn tham dự lễ hoặc đã không nghe hay không hiểu kinh này, vì kinh được đọc bằng tiếng La-tinh. Nguyên nhân cũng vì Canon được coi là một phần đầy tính huyền nhiệm, do “lời truyền phép” trong đó có sức mạnh “thần thánh” biến đổi bánh thành Mình Thánh và rượu thành Máu Thánh Đức Ki-tô.

Cho đến năm 1968, nghĩa là hơn 1500 năm, phụng vụ Rô-ma chỉ dùng Kinh Tạ Ơn I mà thôi, còn được gọi là Lễ Quy Rô-ma. Lời kinh này là một cấu trúc nghệ thuật rõ ràng và oai nghiêm, bao gồm nhiều đoạn ngắn độc lập kết hợp với nhau một cách đối xứng, chung quanh lời truyền phép và lời tưởng niệm ở giữa Kinh Nguyện Thánh Thể. Công Đồng Vatican II cho sử dụng thêm các kinh khác. Kinh Tạ Ơn II là kinh ngắn nhất, được soạn theo một kinh của Hippolit đã có từ đầu thế kỷ 3. Kinh Tạ ơn III phát triển rộng ý tưởng hy lễ. Kinh Tạ Ơn IV chứa đựng nhiều yếu tố của phụng vụ Basilius (Đông Phương): trình bày lịch sử cứu độ từ tạo thiên lập địa cho đến biến cố cứu độ Giáng Sinh, Phục Sinh, Quang Lâm và Hiện Xuống. Ngoài ra, còn có thêm nhiều Kinh Tạ Ơn khác cho dịp hội họp, cho Thánh Lễ hòa giải, cho Thánh Lễ trẻ em.

Hình thức Kinh Tạ Ơn xuất phát từ lời chúc lành tại bàn ăn của người Do-thái, được nhắc lại nhiều lần trong Cựu Ước, và là một đặc trưng cho lòng đạo đức của Dân Riêng. Qua việc kể lại những kỳ công hay ơn phúc, họ chúc tụng Đấng Tạo Hóa đã che chở và đồng thời xin Chúa tiếp tục giữ gìn dân tộc họ. Khi lập phép Thánh Thể, Đức Ki-tô cũng đọc lời tạ ơn chúc tụng trên lễ phẩm; bẻ ra và trao cho các môn đệ với lời giải thích cho một thực tại và ý nghĩa mới: “Này là Mình Ta; này là Máu Ta.” Lời Tạ ơn này là việc làm đặc biệt của Thánh lễ, điều mà cộng đoàn các Tông Đồ đã tiếp tục thực hiện sau khi Đức Ki-tô phục sinh và lên trời.