Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Cũng như nhiều yếu tố chúc tụng và tung hô khác (Gloria, Kyrie eleison), lời kinh “Lạy Chiên Thiên Chúa”, Agnus Dei tiếng La-tinh, là gia sản của Giáo Hội Đông Phương. Nơi đó, cộng đoàn tham gia nhiều hơn trong Thánh Lễ vì không bị trở ngại về ngôn ngữ. Kinh này có nguồn gốc trong phụng vụ Hy-lạp-Xi-ri và được Đức Giáo Hoàng Sergius I (687-701) - một người nước Xi-ri - cho đưa vào phụng vụ La-tinh.

Lời kinh này cũng giống như một khúc nhạc đệm, được cộng đoàn đọc trong lúc linh mục bẻ bánh. Từ thế kỷ thứ 12, lời “Lạy Chiên Thiên Chúa” thường được lặp lại 3 lần; trước đó không có ấn định rõ. Lời kết khi đọc lần thứ ba được thay bằng một lời cầu xin bình an. Tập tục này đến từ thời Trung cổ, khi nghi thức chúc bình an được hình thành. Đức Kitô là của lễ giao hòa muôn đời của loài người. Lời kêu xin lòng thương xót và bình an mang tính cánh chung này được nảy sinh ra từ thực tế cứu độ đó.

Agnus Dei là kinh của tín hữu. Cộng đoàn có thể lập lại lời đầu nhiều lần cho đến khi bẻ bánh xong mới đọc hoặc hát lời xin bình an (56đ) - giống như trong phụng vụ Gia-cô-bê ở Xi-ri.

Việc gọi Đức Giê-su là Chiên Thiên Chúa có nguồn gốc trong Cựu Ước, được đúc kết từ hai ình ảnh chính: Chiên Vượt Qua (Passah) và người tôi trung của Gia-vê. Chiên là một hình ảnh quen thuộc trong Kinh Thánh. Do tính ngây dại và chịu đựng không kêu van khi bị dẫn đi, chiên trở nên một hình ảnh cho sự vô tội, kiên nhẫn và khiêm nhượng. Ở Đông Phương, chiên là con vật ưa được dùng nhất để làm của lễ (Xh 29,38). Khi Thiên Chúa quyết định giải thoát dân Người từ ách nô lệ Ai-cập, Người ra lệnh cho mỗi gia đình Do-thái sát tế một con chiên đực toàn vẹn, không quá một tuổi, ăn thịt nó và bôi máu lên khung cửa. Nhờ dấu máu đó, họ được để sống khi Chúa cho Thần Tru Diệt đi sát hại các con đầu lòng của người và của loài vật trong đất Ai-cập (Xh 12,1tt). Nhờ vào máu chiên Passah mà dân Do-thái được cứu thoát và trở nên một “vương quốc tư tế, một dân thánh”, hiệp nhất trong một Giao Ước và sống theo luật lệ Mô-sê (Xh 19,1tt).

Bị đưa đi tế hiến mà chẳng hề mở miệng kêu ca như một con chiên cũng là tư cách của người tôi trung Gia-vê. Người chết để đền tội cho dân; người không bẻ gẫy cây lau bị giập, không tắt đi tim đèn leo lét (Is 42,1tt; 53,1tt). Đoạn Kinh Thánh diễn tả sự khiêm nhượng và quy phục của người tôi trung báo trước một cách rõ ràng nhất số mạng của Đức Giê-su, như Tông Đồ Phi-líp-phê giải thích cho viên thái giám người Ê-thi-óp (Cv 8,31tt).