Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Cũng còn được gọi là “Thầy Sáu”, dựa vào chức bậc theo trật tự cũ. Chức vụ phó tế chiếm địa vị cao nhất trong số các thừa tác viên, vì chức bậc này được tôn trọng ngay từ thời đầu của Hội Thánh. Bảy người mà sách Công Vụ Tông Đồ (6,1-6) nói đến được coi như những “tiền bối” của chức Phó Tế. Họ được cộng đoàn chọn lựa và được các Tông Đồ đặt tay sau khi đã cầu nguyện - để trở nên những trợ tá giúp các Tông Đồ “lo việc ăn uống” (6,2). Nhưng về sau, các trợ tá này cũng đã giảng dạy, loan báo Tin Mừng và truyền giáo, ngay cả việc rửa tội như Tê-pha-nô và Phi-lip-phê làm. Tiêu chuẩn để chọn lựa những trợ tế được đặt ra là: có “được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan” (CVTV 6,3); phải “đàng hoàng, biết giữ lời hứa, không rượu chè say sưa, không tìm kiếm lợi lộc thấp hèn, phải bảo toàn mầu nhiệm đức tin trong lương tâm trong sạch.” Thêm vào đó, họ phải được thử thách trước và không bị ai khiếu nại cả (Tim 3,8-12).

Các phó tế đã đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp các giám mục quản lý tài sản và lo lắng cho người nghèo. Trong khi các linh mục đảm nhận các họ đạo, các Thầy Sáu cũng đảm nhận công việc trong phụng vụ. Giám mục Tử Đạo Ignatius von Antiochien (+117) đã nhắc đến nhiệm vụ này như là một trong ba chức bậc cố định để tiến đến chức linh mục. Nhiệm vụ của các phó tế được Công Đồng Vatican II mô tả như sau: Họ “phục vụ Dân Thiên Chúa bằng việc phụng vụ, giảng dạy, và bác ái. Khi được những vị có thẩm quyền chỉ định, các phó tế được cử hành trọng thể phép Rửa Tội, giữ trao Mình Thánh Chúa, nhân danh Giáo Hội chứng kiến và chúc lành hôn phối, mang của ăn đàng cho kẻ hấp hối, đọc Thánh Kinh cho tín hữu, giáo huấn và khuyên nhủ dân chúng, chủ tọa việc phụng tự và kinh nguyện của tín hữu, cử hành các á bí tích, chủ tọa lễ nghi tang chế và an táng. Được thánh hiến để lo việc bác ái và việc quản trị” (GH 29).  

Trong Thánh Lễ, các phó tế “công bố Tin Mừng và đôi khi diễn giảng Lời Chúa, hướng dẫn lời nguyện cho mọi người, giúp linh mục cho giáo dân rước lễ, và thỉnh thoảng hướng dẫn cử chỉ và điệu bộ của toàn thể cộng đoàn” (61). Ngoài ra, họ giúp mang sách Tin Mừng đầu lễ, giúp linh mục và đi bên cạnh ngài khi tiến ra bàn thờ; giúp bỏ hương và xông hương; giúp tiếp nhận lễ phẩm, sửa soạn bình chén thánh trên bàn thờ, mở chén, mở sách. Phó Tế xướng lời: “Anh chị em hãy chúc bình an cho nhau”; giúp cho rước lễ và tráng chén cũng như nói hoặc hát lời giải tán dân chúng: “Lễ đã xong, chúc anh chị em ra về bình an” (27tt).

Chức phó tế được phân ra hai dạng: vĩnh viễn và tạm thời. Phó tế vĩnh viễn bao gồm những người đàn ông độc thân với tuổi ít nhất là 25; hay đã lập gia đình thì phải đủ 35 tuổi và với sự đồng ý của vợ. Họ theo học một chương trình đào tạo ít nhất 3 năm do Hội Đồng Giám Mục ấn định. Từ thế kỷ thứ 9, Giáo Hội Tây Phương không còn có các phó tế vĩnh viễn. Đức Giáo Hoàng Phao-lô VI đã thiết lập lại chức này ngày 18.06.1967. Phó tế tạm thời là một chức cần lãnh trước khi tiến tới chức linh mục; kéo dài trong một thời hạn ít nhất là 6 tháng (GL 236.1031). Trong các nghi thức phụng vụ, họ mặc áo phó tế hoặc áo trắng dài và đeo dây các phép xéo ngang ngực

Không phải tất cả chúng ta đều làm được những điều vĩ đại. Nhưng chúng ta có thể làm những điều nhỏ nhặt với tình yêu vĩ đại. Teresa-Calcutta

Hành trình của mỗi người

Mỉm cười đối mặt với sai lầm và tận hưởng trọn vẹn cuộc sống. Có thể bạn sẽ không kết thúc một cách chính xác ở điểm mà bạn muốn đến nhưng cuối cùng, bạn cũng sẽ đến được nơi mà bạn cần phải đến.

Lời khuyên dành cho cuộc sống

Đừng đổ lỗi cho ai trong đời. Người tốt cho bạn hạnh phúc. Người xấu cho bạn kinh nghiệm. Người tồi tệ nhất cho bạn bài học. Và người tốt đẹp nhất cho bạn kỷ niệm. – Zig Ziglar

Có thể...

Hãy mở mắt ngắm nhìn vẻ đẹp thế giới xung quanh, hãy mở lòng đón nhận những kỳ quan của cuộc đời, hãy mở tâm cho những người yêu thương bạn, và hãy luôn là chính mình. – Maya Angelou

 Lạy Thiên Chúa, xin thay thế trong con tất cả những gì con đang dần dần mất khi con già đi. Để thay thế sức lực của con, xin cho con yêu mến nhiều hơn, dâng hiến bản thân cách đơn sơ, tế nhị hơn.


       Để thay thế lòng hăng say phấn khởi của con, xin cho con nụ cười của Chúa, Đấng tốt lành với mọi người, đồng ý với những gì người ta xin và biểu lộ thái độ sẵn sàng đối với người khác. Xin giúp con không những biết chịu đựng, chấp nhận người khác, mà còn lưu ý đến những dự tính của họ, không làm cho họ mất vui mặc dầu có lúc con mệt mỏi, buồn rầu.


       Xin giúp cho trí nhớ của con nhớ lại những gì tốt nhất, những gì đẹp nhất trong đời con, để đem chia sẻ với người khác, để rung cảm với họ và vui vì niềm vui của họ. Xin giúp cho ý chí có lẽ thật yếu ớt của con biết vui vẻ chiều theo những ước muốn hợp lý của những người chung quanh.

       

Nhưng xin cho con giữ vững đức tin và những niềm xác tín của con. Xin cho đức tin của con tỏa sáng cách khiêm nhường, kín đáo, qua gương sáng, luôn làm cho ách của Chúa luôn hấp dẫn, như Lời Chúa đã nói: “Ách của ta êm ái, gánh của ta nhẹ nhàng”.


       Xin giúp cho trí óc con biết khiêm nhường chấp nhận rằng mình kém hoạt động, kém sắc sảo, nhưng biết ngày càng chuyên chú tìm kiếm Chúa, hiểu biết Chúa và thấm nhuần những lời hứa đời sống vĩnh cửu mà Chúa hứa ban cho tất cả những ai tìm kiếm Chúa.

       Lạy Chúa là Thiên Chúa của con, xin cho con ngày càng có khả năng từ bỏ chính mình, quên đi chính mình, dâng hiến chính mình với Chúa và cho Chúa. Amen!

ĐHY Villot,
Tổng Giám Mục Lyon

1/ Đừng luôn miệng tự khoe khoang mình. Làm như vậy, vô hình trung bạn hạ thấp người khác, đề cao chính mình.

2/ Tránh bàn luận sau lưng người khác, điều này tác hại đến việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.

3/ Đừng nói dài dòng vì thời gian rất quý báu. Nên diễn đạt ý của mình một cách rõ ràng, ngắn gọn, để người khác nắm bắt được một cách dễ dàng.

4/ Đừng chủ quan mà thốt lên những câu nói vô tình.

5/ Tránh đả kích sự yếu kém của người khác, nhất là lúc trao đổi trước đám đông, vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của người khác, dẫn đến những chuyện không vui.

6/ Đừng buộc miệng nói ra bí mật của người khác, nhất là trước đám đông.

7/ Đừng tỏ ra bạn là ân nhân của người khác. Việc tương trợ khi người khác cần, đó chỉ là tình nghĩa bạn bè, nếu bạn nhắc trước đám đông, người chịu ơn sẽ cảm thấy khó chịu.

8/ Đừng quên ân huệ của người khác ban cho mình, khi cần nên nhắc lại và tỏ lời cám ơn người đó, để chứng tỏ bạn là người luôn biết ghi nhớ công ơn.

9/ Không nói khoác, không bội tín. Nói khoác sẽ làm mất tín nhiệm của người khác đối với bạn. Đây là một tổn thất rất lớn.

Tránh nói mà không làm, nếu thấy làm không được, thì đừng nói ra. Kỵ nhất là sự khoác lác.

A)Nếu con trẻ biết nói thường xuyên 4 câu này thì người mẹ của em là cô giáo giỏi của em bé đó:

1.Con cám ơn mẹ

2.con xin lỗi mẹ vì đã làm mẹ buồn

3.để con thử nhé.

4.Cái này con chưa biết, mẹ bày cho con đi.

B)Năm câu nói mà đứa trẻ ưu tú hay nói:

 

  1. Bạn thật giỏi, mình rất ngưỡng mộ bạn!

Đây là dấu hiệu báo trẻ là người thân thiện, hoà đồng.

  1. Bạn ổn chứ? Bạn có cần tớ giúp không?

Những đứa trẻ có tấm lòng nhân hậu thường có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao. Theo thời gian, trẻ sẽ có nhiều bạn tốt, luôn được người khác quý trọng.

  1. Bố/mẹ ơi, món này rất ngon, bố mẹ thử đi!

Đó là biểu hiện của sự quan tâm, ân cần và sẻ chia trong cuộc sống. Trước món ăn mình yêu thích nhưng trẻ vẫn nhớ tới bố mẹ, muốn dành phần ngon cho bố mẹ.

  1. Bố mẹ ơi, con yêu bố mẹ rất nhiều!

những đứa trẻ biết thể hiện tình cảm khi còn nhỏ thì lớn lên thường sở hữu trái tim ấm áp, biết quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh.

  1. Cảm ơn bạn đã gợi ý điều hay, nó giúp mình rất nhiều!

nếu ngay từ nhỏ, trẻ đã chấp nhận những lời đề nghị, góp ý từ người khác chứng tỏ trẻ có trí tuệ cảm xúc cao. Đây là kiểu người bình tĩnh, tự tin, sẵn sàng tiếp thu ý kiến xung quanh để hoàn thiện bản thân.

C)Cha mẹ khéo dạy con thường xử dụng:

1.“Con quyết định đi“

Chẳng hạn như chọn đồ mặc trước khi đi chơi, chọn món kem sắp mua…

Khuyến khích trẻ tự quyết định, dần dần trẻ sẽ quyết đoán hơn và có trách nhiệm với bản thân.

2."Sau khi làm việc chăm chỉ, con sẽ trở nên tốt hơn"

Cha mẹ cho con sự khẳng định, động viên, cũng như coi trọng quá trình nỗ lực của con hơn là kết quả sau cùng.

3."Chúng ta sẽ thực hiện việc này cùng nhau"

Nếu trẻ em được cha mẹ đồng hành, nhìn thấy cha mẹ mình cũng dần tiến bộ và thay đổi thì sẽ lấy đó làm động lực cải thiện bản thân.

  1. „Bố/mẹ yêu con nhưng không thích cách cư xử này của con“

Câu nói này vừa khiến trẻ nhận thức được vấn đề của bản thân, vừa khiến trẻ cảm nhận được sự quan tâm của gia đình.

Sưu tầm