Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Bánh lễ

Bánh mì là thức ăn chính thức ở các nước Trung đông, giống như cơm gạo ở các nước Á Châu chúng ta, vì thế nói đến bánh mì tức là nói đến lương thực hằng ngày. Cần thiết như máu và hơi thở, cơm bánh là điều kiện tiên quyết để sống, không có gì thay thế được. Cũng như con người, lương thực này xuất phát từ lòng đất, và từ đó cơm bánh trở thành một biểu hiệu cho sự tồn tại trong xương thịt con người. Trong ý nghĩ này, cơm bánh được dùng làm của lễ khi dâng cúng- - vì chúng là ân huệ của Thiên Chúa ban.

Bánh mì người ta không thể ngẳt hái như trái cây, mà là kết quả của hoa màu ruộng đất, của nắng mưa và sức lao động của con người. Thế nên là biểu tượng cho sự giao kết đất trời, và cho sự biến đổi nguyên liệu sự sống.

Trước khi trở thành một tấm bánh, hàng ngàn hạt lúa phải được nghiền nát và được nướng trong lửa. Rồi một tấm bánh lại được bẻ ra chia cho mọi người cùng ban: bánh trở nên dấu hiệu của sự hiệp nhất. Tất cả những ý nghĩa tự nhiên này chúng ta gặp lại trong bữa tiệc cuối của Đức Giê-su.

Nhưng dù là lương thực rất cần thiết hằng ngày, cơm bánh cũng chỉ có thể nuôi được thân xác mà thôi. Linh hồn cần một thứ lương thực khác, mà con người không tự trao cho mình được: „ Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời bởi miệng Thiên Chúa phán ra.“ (Mt 4,4) Đó là kinh nghiệm của Đức Giê-su, sau khi nhịn đói 40 ngày trong sa mạc. Cơm bánh cho xác hồn là ước muốn sâu xa mà Kinh Lạy Cha nói nên: „Xin cho chúng con hôm nay lương thực hàng ngày“.

Bánh mì nhận một ý nghĩ mới hoàn toàn khi Đức Giê-su, trong bữa tiệc sau cùng với các môn đệ, cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra trao cho các môn đệ và nói: „An em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy“ (Mt 26,26). Cùng với cái chết của Đức Giê-su bánh trở nên một biểu tượng sâu xa: Chúa hiến mạng mình để nuôi sống con người.

Có nghĩa là „thật như vậy, tin chắc là được như vậy“. Đây là một công thức để xác nhận tiếng Híp-ri, được dùng trong phụng vụ Do Thái, cộng đoàn nói A-men để bày tỏ sự đồng ý của mình với lời chúc tụng được một người xướng lên. Khi làm như vậy, người đáp cũng muốn bộc lộ sự sẵn sàng cột buộc mình vào việc thừa nhận. Rằng điều người khác vừa nói là sự thật và cũng có giá trị cho chính mình: „Tôi cũng chịu trách nhiệm cho điều vừa được nói đến“.
Trong Kinh Thánh A-men còn được dùng để bày tỏ sự đồng ý với một giao ước, một lời thề, lời kinh, lời chúc lành, một tuyên thệ hay một lời nguyền rủa. A-men là lời đáp của cộng đoàn khi đón nhận luật lệ của Thiên Chúa, và sau lời nguyện của Tư tế thay mặt cho toàn dân. Và như vậy, công thức này khẳng định lòng trung thành của Thiên Chúa và đồng thời lòng tin của con người. A-men cũng là hình thức tung hô chúc tụng: „Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Ít-ra-en, từ muôn thủa cho đến muôn đời. Toàn dân hãy hô lớn: A-men , A-men! „(Tv 106,48). Đức Giê-su đã dùng ngôn từ này để tạo cho lời tuyên bố thêm ý thế và phần long trọng, khi người nói “A-men, A-men, Thầy bảo thật anh em … “ (Ga 13, 16.20). Sách Khải huyền gọi Đức Giê-su Ki-tô là “Đấng A-men “ (3,14). Người là thật sự tuyệt đối, là mẫu gương trung tín cho mọi người học và noi theo.
A-men được dùng để kết thúc lời cầu nguyện với ước mong được nhận lời (Gl 6,18). Là lời đáp của Giáo Hội vào lời hứa của Thiên Chúa trong Đức Ki-tô (2 Cr 1,20). A-men đã trở nên lời tung hô quan trọng nhất trong phụng vụ Ki-tô giáo. Một ngôn thức để chứng nhận, một cách để đáp lời hay để kết thúc lời cầu nguyện. Trong Thánh lễ. A-men là lời tung hô quan trọng nhất của cộng đoàn: 11 lần trong Thánh Lễ Chúa nhật, 9 lần trong lễ thường và một lần đáp riêng.
Nói A-men sau một lời nguyện là bày tỏ ước mong thông hiệp vào lời kinh, lời chúc tụng và tuyên xưng long tin của mình vào Thiên Chúa vĩ đại (Mkm 8,6). Thưa A-men khi rước lễ là tuyên xưng niềm tin. Chúa Ki-tô ngự thật trong hình bánh mà mình đón nhận. Nhưng không ai có thể nói A-men, nếu không có ơn Chúa, vì là hông ân cho những kẻ được chọn (ss. Kh 7,9tt). Rất tiếc với thời gian, A-men đã mất đi tính tung hô, và người xướng cũng có thể tự đáp một mình. Đôi khi không còn như là những “tiếng sấm” rền vang trong các Vương Cung Thánh Đường Rôma, mà Thánh Hieronymus (347-419/20) tường thuật lại

Giỗ 52 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

Lễ Giáng Sinh 2014 tại St. Anna

Lễ quan thày CĐ Frankfurt 2015