Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Đúng ra, Thánh Lễ được bắt đầu với Bí Tích Rửa Tội để nhập đạo. Lúc đó, người rửa tội đổ nước lên đầu thỉnh nhân và nói: “Tôi rửa T., nhân danh Chúa Cha và Chúa con và Chúa Thánh Thần” (Mt 28,19). Nền tảng và việc bắt đầu cuộc sống niềm tin Ki-tô Giáo được nhắc lại, khi mỗi khi người tín hữu giơ tay nhúng vào bình nước thánh nơi cửa nhà thờ, rồi làm Dấu Thánh Giá nhân danh Chúa Ba Ngôi. Tập tục đạo đức này cũng như việc rảy Nước Thánh trên cộng đoàn trong nghi thức Sám Hối đầu lễ (Esperge) đã có từ thế kỷ thứ 8. Những cử chỉ này cũng đã được hiểu như là một hình thức thanh tẩy nội tâm, hay như một lời cầu xin Thiên Chúa thánh hóa cộng đoàn.

Bí tích Rửa Tội là cửa dẫn lối đến Bàn Tiệc Thánh và đến Bí Tích Thánh Thể. Tham dự Thánh Lễ là sống bí tích rửa tội, nên chỉ có ai đã được rửa tội thì mới tham dự Thánh Lễ cách trọn vẹn. Nước rửa tội dùng để làm dấu nơi cửa nhà thờ đã được làm phép trọng thể trong Đêm Phục Sinh - một tục lệ hình như đã có từ hậu bán thế kỷ ba. Nước Thánh cũng được dùng trong các nghi thức làm phép khác (nhà cửa, ảnh tượng...)

Chúng ta cũng nên nhớ rằng, khi Giáo Hội làm phép nước thì nước đó được gọi là Nước Thánh. Giáo hội làm phép Nước Thánh trước tiên là để dùng cho bí tích Thanh Tẩy – tức là bí tích rửa tội. Sau đó Nước Thánh đó được dùng cho các Á-bí-tích, tức là làm phép nhà, phép tượng ảnh, chấm và làm dấu thánh giá tại cửa nhà thờ…

Nước Thánh được Giáo Hội làm phép chỉ dùng để rảy chứ không dùng để uống. Nếu anh chị em xin linh mục ban phép lành cho nước uống, thì đó chỉ là nước được chúc lành chứ không là Nước Thánh. Nếu anh chị em đi hành hương tại Lộ Đức, Banneux mang nước tại đó về thì đó là nước được Đức Mẹ chúc lành chứ không phải là Nước Thánh.

Những thay đổi trong nghi lễ, được tạo ra bởi phong trào Cải Giáo và Chống Cải Giáo, cũng không khỏi gây ảnh hưởng đến kiến trúc nhà thờ. Công giáo cũng như Tin Lành đều nhấn mạnh việc thuyết giảng và lắng nghe Lời Chúa. Mặc dù trước đó đã có ghế trong nhà thờ, nhưng từ lúc này, người ta để ý đến phương tiện để ngồi trong nhà thờ nhiều hơn; nam nữ cũng được sắp xếp ngồi riêng biệt.

Thế kỷ thứ 18-20 là giai đoạn đình trệ ứ đọng, hiếm có những sáng kiến mới trong phụng vụ và kiến thiết nhà thờ. Đầu thế kỷ thứ 20, kiến trúc từ giã Duy Sử thuyết (Historismus) và sau đệ nhị thế chiến, các lối kiến trúc mới ngoài tôn giáo có tính thực dụng cũng ảnh hưởng đến việc xây nhà thờ. Nhưng các thúc đẩy có ảnh hưởng mạnh nhất đến từ “phong trào thay đổi phụng vụ”. Do việc nhấn mạnh tính cộng đoàn và vai trò chủ động không thể thiếu của tín hữu trong các nghi lễ, các kiến trúc nhà thờ phải là một mời gọi sự tham gia tích cực vào các nghi lễ. Mục đích này đòi hỏi vật liệu nguyên chất, cũng như những cách trang bị và tổ chức khác để đáp ứng được những nhu cầu của cộng đoàn. Bởi vậy, hình thức tròn hay bán nguyệt, không có những trang trí rườm rà nói chung được ưa chuộng - vì chúng giúp tập trung quy tụ người dự lễ. Kiến trúc, cuối cùng, phải giúp người tham dự Thánh Lễ hiểu rằng: quan trọng đối với một Thánh Đường không phải là kiểu cách hay khuôn khổ, mà là sự sống động vì Chúa ở giữa họ và bởi chính họ là “những viên đá sống động” để xây Nhà Chúa.  

Giỗ 52 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

Lễ Giáng Sinh 2014 tại St. Anna

Lễ quan thày CĐ Frankfurt 2015