Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

hay “Nhà Chầu” là nơi cất giữ Mình Thánh Chúa trong nhà thờ hay nhà nguyện. Theo ấn định chung, Nhà Tạm nên được đặt ở một vị trí cao để dễ nhìn thấy; nên làm bằng chất liệu vững chắc, không nhìn thấu qua được, phải khóa cẩn thận và nên được trang hoàng đẹp đẽ, thuận tiện cho việc cầu nguyện và kính thờ riêng tư của giáo dân (276tt.).

Ngay từ buổi sơ khai của Giáo Hội, bánh lễ đã được cất dành cho những người vắng mặt, đặc biệt cho các bệnh nhân hay để “làm của ăn đàng”. Theo lời tường thuật của Giustinus, việc mang bánh tới nhà cho những người không tham dự lễ Chúa Nhật được xem là nhiệm vụ của các phó tế.

Vào thời gian đầu, thức ăn và các dụng cụ để cất chứa chưa đóng một vai trò quan trọng cho bằng sự liên kết cộng đoàn, vì chính các tín hữu là thân thể Đức Ki-tô. Do đó, vật dụng để cất giữ bánh lễ là những chiếc giỏ bằng mây hay các hộp nhỏ, không khác chi những đồ trong gia đình thường dùng. Bánh lễ cũng thường được gói lại trong khăn và được cất trong nhà các giáo sĩ, trong nhà mặc áo hay trong một phòng cạnh của nhà thờ, như ở Giáo Hội Đông Phương ngày nay vẫn làm.

Từ thế kỷ thứ thứ 8, ở Đức và Pháp Bánh Thánh được cất trong các bình hình chim bồ câu, và được treo lên hoặc được đặt trên bàn thờ. Các “Nhà Bí Tích” ở Đức xuất phát từ đó và đứng riêng trong Cung Thánh để các tín hữu có thể chiêm ngưỡng (chầu) được. Từ thế kỷ thứ 15, tại Ý và Tây Ban Nha, nhà tạm được xây hẳn vào trong bàn thờ chính. Cũng từ đó, nhà tạm trở thành một thành phần cố định của kiến trúc Giáo Đường. Hình thức và cách trình bày nhà tạm giữa người bản xứ rất khác biệt nhau. Một chiếc đèn đặc biệt (đèn chầu), thường là màu đỏ, được dùng để ghi dấu và tỏ lòng tôn kính sự hiện diện của Chúa Ki-tô trong Bánh Thánh. Người tín hữu hướng về đó và cúi mình hay bái quỳ khi ra vào Nhà Thờ.   

Từ thế kỷ 10, đọc Kinh Thánh trong nhà thờ là nhiệm vụ của “Thầy Hai”; nghĩa là người đã lãnh “chức thứ hai” trong phẩm trật gồm bốn chức. Đó là: chức giữ cửa, chức đọc sách, chức trừ quỷ và chức giúp lễ. Sau khi canh tân phụng vụ thì chỉ còn lại hai chức: đọc sách và giúp lễ. Chức vụ đọc sách xuất phát từ một nhiệm vụ thi thoảng của các thành viên biết đọc trong cộng đồng Do-thái hay Ki-tô Giáo thời sơ khai (Lc 4,16-20).

Cho đến thế kỷ thứ 3, đọc sách là một nhiệm vụ của giáo dân, trước khi trở thành một công việc của giáo sĩ với một nghi thức nhận chức riêng. Đến thế kỷ thứ 5, người đọc sách có chỗ dành riêng trong nhà thờ. Thật vậy, việc này đã là một thành phần trong phụng vụ Ki-tô Giáo trong những thế kỷ đầu, như Giustinus Tử Đạo (+165) tường trình. Hippolyt (+235) cũng đã nhắc đến việc ủy quyền và hướng dẫn người đọc sách.

Ở Tây Phương, các thiếu niên được tuyển chọn cho công việc phụng vụ này từ thế kỷ thứ 4. Đặc biệt tại Ý, Tây Ban Nha, Pháp và Châu Phi, những trường lớp đào tạo riêng được thành lập. Công Đồng Vaison (529) và Toledo (531) cũng khuyên lập các “Trường đào tạo người đọc sách” (schola lectorum) ngay tại các nhà xứ. Tiểu chủng viện của thế kỷ thứ 16 là một nối tiếp truyền thống đó. Sau đó, việc đọc sách trong các nghi thức phụng vụ được các phó tế và trợ tế đảm nhiệm. Ngày nay, mỗi giáo dân có thể thi hành nhiệm vụ đọc các bài từ Kinh Thánh trong phụng vụ. Chỉ có bài Tin Mừng (Phúc âm) là dành cho linh mục hay phó tế.

Giỗ 52 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

Lễ Giáng Sinh 2014 tại St. Anna

Lễ quan thày CĐ Frankfurt 2015