Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Lạy Cha chúng con ở trên trời,……..,

nhưng cứu chúng con cho khỏi mọi sự dữ. Amen.

Tháng Ba vừa qua tôi có dịp đi đất thánh và đến nơi Chúa dạy Kinh Lạy Cha. Tôi rất hạnh phúc khi tìm thấy nơi gian chính của nhà nguyện một bảng kinh Lạy Cha bằng tiếng Việt rất lớn. Nhưng khi suy niệm về 9 lời cầu Chúa dạy từ trên xuống dưới trong Kinh Lạy Cha, tôi nhận thấy rằng hầu hết tín hữu chúng ta chỉ cầu nguyện từ dưới lên trên và phần lớn chỉ với lời cầu cuối cùng: nhưng cứu chúng con khỏi mọi sự dữ: xin cho con lái xe bằng an, xin cho con làm ăn trót lọt, xin cho con cái đừng thi trượt, Urlaub không gặp Terror…nếu có cầu nhiều hơn một chút như tại các nước nghèo thì người ta nhảy lên lời cầu thư Năm :xin cho chúng con lương thực hằng ngày… Nếu có đạo đức hơn chút nữa thì nhảy lên lời cầu thứ Ba: nước Cha trị đến: xin cho giáo xứ của con vẻ vang, xin cho hội đoàn của con phát triển, xin cho dự án của giáo xứ chúng con thu hút được nhiều ân nhân…

Thế nhưng Chúa Giêsu dạy ta cầu từ trên xuống dưới. Và lời cầu đấu tiên phải là : Lạy Cha chúng con. Cha chúng con chứ không phải là Cha của riêng con mà thôi. Và khi đã cầu Chúa là Cha chúng con, thì phải mở mắt ra nhận thấy anh chị em mình chung quanh và ôm lấy mọi người trong tình huynh đệ. Nếu đã cầu lạy Cha chúng con thì không thể cứ ngồi trong nhà mà đọc kinh, không thể từ khước hòa nhập với cộng đoàn… Ôi, ngay chỉ câu đầu tiên của kinh Lạc Cha thôi, tôi đã thấy ý nghĩa đến vô tận rồi, xúc tích lắm. Ấy thế mà… chúng ta phần lớn chỉ cầu mỗi câu cuối của kinh Lạy Cha! Xin Chúa cho con biết đọc kinh Lạy Cha như chính Chúa đã dạy: đọc từ đầu đến cuối và cầu hết mọi lời cầu.

Tất cả bốn Tin mừng đều cố gắng không tập trung vào đau đớn thể xác của Chúa Giêsu. Các mô tả trong Tin Mừng về những đau đớn thể xác của Ngài đều hết sức ngắn gọn: "Họ treo ngài giữa hai phạm nhân." Philatô cho "đánh đòn Đức Giêsu rồi giao ngài cho người ta đem đi đóng đinh." Tại sao lại rút gọn như thế? Tại sao không mô tả chi tiết?

Lý do mà các tác giả tin mừng không tập trung vào những đau đớn thể xác của Chúa Giêsu là họ muốn chúng ta tập trung vào một điều khác, cụ thể là những đau đớn trong cảm xúc và tinh thần của Ngài. Cuộc thương khó của Chúa Giêsu, xét theo chiều sâu thực sự, là một tấn kịch tinh thần, chứ không phải tấn kịch thể lý, là đau khổ của một người đang yêu, chứ không phải đau đớn của một vận động viên.

Do đó, chúng ta thấy khi Chúa Giêsu tiên liệu cuộc khổ nạn của mình, những gì Ngài lo lắng không phải là đòn roi hay mũi đinh đóng vào tay mình. Mà Ngài đau đớn và lo lắng cho sự cô độc mình sẽ phải đối diện, cho kết cuộc bị những người đã nói yêu mến Ngài phản bội và bỏ rơi, và cho tình cảnh, theo cách diễn đạt của Gil Bailie là, "bị tất cả loại bỏ."

Như thế cuộc thương khó của Chúa Giêsu rõ ràng là một tấn kịch tình yêu.

Ngài đã chọn lấy lòng bao dung và tha thứ cho những người hành hình mình, và trong toàn bộ những u ám đó, Ngài vẫn giữ vững những gì Ngài đã giảng dạy trong suốt đời rao giảng, chính là tình yêu, tình thương, và tha thứ sẽ tuyệt đối chiến thắng.

Giỗ 52 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

Lễ Giáng Sinh 2014 tại St. Anna

Lễ quan thày CĐ Frankfurt 2015