Senden(EWTN News). - Trong dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima Bồ Đào Nha, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã quyết định ban ơn toàn xá trong suốt một năm, bắt đầu từ ngày 27 tháng mười năm 2016, và kết thúc ngày 26 Tháng 11 2017.
Cha sở đền thánh Fatima, LM André Pereira, giải thích rằng ơn toàn xá có thể được thụ đắc trong suốt Năm Thánh và có ba cách lãnh nhận như sẽ trình bày sau.
Để nhận ơn toàn xá, các tín hữu phải đáp ứng các điều kiện bình thường: đi xưng tội và rước lễ, dốc lòng chừa tội lỗi, và cầu nguyện theo ý của Đức Thánh Cha.
Cách 1. Đi hành hương đến đền thờ Fatima.
Cách đầu tiên dành cho "các tín hữu có thể thực hiện một cuộc hành hương đến đền Fatima ở Bồ Đào Nha và tham gia vào một buổi lễ hay cầu nguyện cách riêng với Đức Trinh Nữ." Thêm vào đó, các tín hữu phải đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính, và thỉnh cầu đến danh hiệu Mẹ Thiên Chúa.
Cách 2. Cầu nguyện trước một tượng Đức Mẹ Fatima
Cách thứ hai áp dụng cho "các tín hữu ngoan đạo, với lòng mế́n mộ, đến viếng một bức tượng Đức Mẹ Fatima được trưng bày tôn kính trong bất kỳ nhà thờ, đền thánh hay một nơi thích hợp, trong những ngày kỷ niệm của các cuộc hiện ra, là những ngày 13 của mỗi tháng từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2017, và sốt sắng tham gia một buổi cầu nguyện vinh danh Đức Trinh Nữ Maria. ". Về cách thứ hai này, Cha André Pereira nói rằng việc viếng thăm một bức tượng "không nhất thiết phải là ở Fatima hoặc ở Bồ Đào Nha," nhưng có thể được thực hiện ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Những người tìm kiếm ơn toàn xá cũng phải đọc một Kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính và kêu tên Đức Mẹ Fatima.
Cách 3. Dành cho người già và ốm yếu
Cách thứ ba, áp dụng cho những người, vì tuổi tác, bệnh tật hoặc vì một nguyên nhân nghiêm trọng khác, không thể di chuyển được. Những cá nhân này có thể cầu nguyện trước một bức tượng Đức Mẹ Fatima với một tinh thần liên kết với lễ kỷ niệm Năm Thánh, tức là vào những ngày của các cuộc hiện ra, ngày 13 của mỗi tháng, từ tháng 5 cho đến tháng 10 năm 2017.
Họ cũng phải "dâng lên Thiên Chúa giàu lòng thương xót với sự tín thác, nhờ vào Đức Maria, lời cầu nguyện và sự đau khổ của họ hoặc những hy sinh mà họ thực hiện trong cuộc sống của mình." (nguồn: Vietcatholic)
Auszug aus dem Artikel
"Der Ablass ist besser als sein Ruf"
von Bischof Voderholzer
http://de.catholicnewsagency.com/story/der-ablass-ist-besser-als-sein-ruf-0309
- "Erstens: Der Ablass ist nicht die Vergebung der Sünden, die allein durch Gottes Gnade und Barmherzigkeit geschieht und in der Beichte zugesprochen wird. Kein Ablass ohne Beichte! Das ist das erste, und es sollte auch im ökumenischen Gespräch und in der öffentlichen Darstellung die Regel sein, dass man das nicht ständig verwechselt. So schwer ist es nun wirklich nicht, das einzusehen.
- Zweitens: Mit der sakramentalen Lossprechung ist zwar die Beziehung zu Gott geheilt, und damit zweifellos das wichtigste und entscheidendste. Aber wir alle wissen, dass es Folgen von Schuld und Versagen gibt, die weiterwirken, in mir, dem Sünder, und in der Welt. Jedes Versagen, jede Schuld hat Folgen, die sich für den Betreffenden auch als Strafe auswirken. Der Ablass ist per definitionem der Erlass dieser zeitlichen Sündenstrafen, eine Hilfe in der oft sehr komplexen Aufarbeitung von Schuld und eine Hilfe auf dem Weg zur Erneuerung des Menschen und zu seiner Heiligung."
Daher bleibe auch nach der sakramentalen Vergebung manches wiedergutzumachen, falls es überhaupt möglich sei, so der Bischof. "Da muss man an sich arbeiten. Das kostet geistliche Mühe. Hierfür hat die Kirche eine Hilfe anzubieten".