Khi Thánh Lễ cộng đoàn có Giám mục hay một linh mục làm chủ lễ và có các linh mục khác hiện diện quanh bàn thờ, thì chúng ta nói đến “đồng tế”. Ngoài ra, còn có các thừa tác viên khác trong cung thánh như phó tế, người đọc sách, ca viên và các người giúp lễ.
“Việc đồng tế biểu lộ cách thích đáng sự hợp nhất của chức linh mục, của hy lễ và của toàn thể Dân Chúa.” Như vậy, mầu nhiệm Hội Thánh là “bí tích hợp nhất” được làm sáng tỏ qua đó; mục đích (chính) của việc đồng tế không là để làm tăng giá trị hay thêm phần long trọng bên ngoài cho các nghi lễ. Kỷ luật về việc đồng tế trong một Giáo phận là quyền của Giám mục địa phương. Nghi thức lễ tấn phong giám mục, truyền chức linh mục và thánh lễ làm phép dầu vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh đòi hỏi việc đồng tế. Ngoài ra, các linh mục đồng tế với giám mục trong các dịp Hội Đồng, kinh lý và trong các dịp tập họp khác.
Các vị đồng tế mặc lễ phục như thường, hoặc chỉ mặc áo trắng dài và đeo dây các phép. Họ đọc chung nhỏ tiếng một vài phần của Kinh Tạ Ơn, theo những ấn định trong sách lễ. Thường một vị đồng tế đọc Tin Mừng hoặc diễn giảng (59.153-160).
Cho đến thế kỷ thứ 8/9, để bày tỏ tính hiệp nhất của Giáo Hội địa phương, chỉ có một Thánh Lễ ngày Chúa Nhật cho tất cả mọi người trong cộng đoàn mà thôi, và các thành phần của hàng giáo sĩ đều cùng tham gia vào đó. Vị chủ lễ đọc Kinh Tạ Ơn, còn các vị đồng tế thinh lặng. Họ giúp công bố Tin Mừng, chuẩn bị lễ phẩm, cho rước lễ.
Về sau, khi số tín hữu trong các cộng đoàn tăng lên, thì cần phải có nhiều Thánh Lễ trong ngày. Và như vậy, việc đồng tế giảm dần. Tính hiệp nhất này bị mất dần trong thời truyền giáo cho người German: Thánh Lễ được coi là công việc của hàng giáo sĩ mà thôi; giáo dân trở thành những khán giả. Hơn nữa, các linh mục đều muốn thi hành “quyền làm phép” của mình.
Và khi nền tảng cho việc đồng tế - là sự hiệp nhất giữa giám mục, linh mục và giáo dân để trở thành một cộng đoàn - không còn, thì hình thức cử hành này cũng biến mất dần. Chỉ còn các lễ với Đức Giáo Hoàng là nơi duy nhất mà các linh mục mới được “làm phép” chung. Mối dây hiệp nhất được cố gắng giữ qua việc chuyển Bánh Thánh trong Thánh Lễ Giáo Hoàng đến các họ đạo. Sau khi canh tân phụng vụ, việc đồng tế được quý trọng và lại được khuyến khích.Đồng tế
Khi Thánh Lễ cộng đoàn có Giám mục hay một linh mục làm chủ lễ và có các linh mục khác hiện diện quanh bàn thờ, thì chúng ta nói đến “đồng tế”. Ngoài ra, còn có các thừa tác viên khác trong cung thánh như phó tế, người đọc sách, ca viên và các người giúp lễ.
“Việc đồng tế biểu lộ cách thích đáng sự hợp nhất của chức linh mục, của hy lễ và của toàn thể Dân Chúa.” Như vậy, mầu nhiệm Hội Thánh là “bí tích hợp nhất” được làm sáng tỏ qua đó; mục đích (chính) của việc đồng tế không là để làm tăng giá trị hay thêm phần long trọng bên ngoài cho các nghi lễ. Kỷ luật về việc đồng tế trong một Giáo phận là quyền của Giám mục địa phương. Nghi thức lễ tấn phong giám mục, truyền chức linh mục và thánh lễ làm phép dầu vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh đòi hỏi việc đồng tế. Ngoài ra, các linh mục đồng tế với giám mục trong các dịp Hội Đồng, kinh lý và trong các dịp tập họp khác.
Các vị đồng tế mặc lễ phục như thường, hoặc chỉ mặc áo trắng dài và đeo dây các phép. Họ đọc chung nhỏ tiếng một vài phần của Kinh Tạ Ơn, theo những ấn định trong sách lễ. Thường một vị đồng tế đọc Tin Mừng hoặc diễn giảng (59.153-160).
Cho đến thế kỷ thứ 8/9, để bày tỏ tính hiệp nhất của Giáo Hội địa phương, chỉ có một Thánh Lễ ngày Chúa Nhật cho tất cả mọi người trong cộng đoàn mà thôi, và các thành phần của hàng giáo sĩ đều cùng tham gia vào đó. Vị chủ lễ đọc Kinh Tạ Ơn, còn các vị đồng tế thinh lặng. Họ giúp công bố Tin Mừng, chuẩn bị lễ phẩm, cho rước lễ.
Về sau, khi số tín hữu trong các cộng đoàn tăng lên, thì cần phải có nhiều Thánh Lễ trong ngày. Và như vậy, việc đồng tế giảm dần. Tính hiệp nhất này bị mất dần trong thời truyền giáo cho người German: Thánh Lễ được coi là công việc của hàng giáo sĩ mà thôi; giáo dân trở thành những khán giả. Hơn nữa, các linh mục đều muốn thi hành “quyền làm phép” của mình.
Và khi nền tảng cho việc đồng tế - là sự hiệp nhất giữa giám mục, linh mục và giáo dân để trở thành một cộng đoàn - không còn, thì hình thức cử hành này cũng biến mất dần. Chỉ còn các lễ với Đức Giáo Hoàng là nơi duy nhất mà các linh mục mới được “làm phép” chung. Mối dây hiệp nhất được cố gắng giữ qua việc chuyển Bánh Thánh trong Thánh Lễ Giáo Hoàng đến các họ đạo. Sau khi canh tân phụng vụ, việc đồng tế được quý trọng và lại được khuyến khích.