Nếu chén là dụng cụ để đựng rượu trên bàn ăn, thì rổ là đồ đựng bánh ở nhà và trong Đền Thờ ở Đông Phương. Bánh ăn hằng ngày có đường kính khoảng 20 cm và nặng gần nửa ký. Trong bốn thế kỷ đầu, khi bánh dùng cho Thánh Lễ còn được giáo dân mang đến, thì rổ cũng là đồ đựng bánh lễ.
Để có thể đưa bánh đến cho những người vắng mặt, người ta đã dùng những hộp hình trụ, kín ở trên dưới. Có những người đeo một hộp hay túi nhỏ đựng Bánh Thánh trên mình, như một linh vật chống tà ma bất hạnh và để có thể tự rước lễ. Một chứng tích mô tả Thánh Lễ Giáo Hoàng tại Rô-ma cho thấy rằng: ở đó, người ta dùng túi bằng sợi gai để chứa vụn bánh khi bẻ, cũng như để đưa bánh cho kẻ đau yếu.
Từ thế kỷ thứ 4, người ta bắt đầu sản xuất đĩa bằng kim loại quý để dùng trong Thánh Lễ. Các đĩa này thường rất lớn: một đĩa còn lại từ thế kỷ 6 có đường kính là 60 cm. Sau thế kỷ thứ 9, thói quen dùng bánh không men mất dần, và theo ấn định của Giáo Hội Tây Phương, người ta bắt đầu sản xuất một loại bánh đặc biệt làm bánh lễ. Công việc chuẩn bị lễ vật từ đó thường do các tu sĩ hay giáo sĩ đảm nhiệm. Khi số người rước lễ giảm sút mạnh vào thời Trung cổ, đĩa đựng bánh cũng nhỏ dần theo, chỉ lớn đủ để chứa bánh cho linh mục.
Bánh lễ cho cộng đoàn được cất trong một nơi riêng (Nhà tạm). Cuối thời Trung cổ, các dụng cụ chứa bánh phát triển mạnh mẽ - nhất là là việc chế tạo Mặt Nhật để đựng Bánh Thánh cho việc chầu Thánh Thể.
Cũng như chén, hình thức và chất liệu làm đĩa thánh cũng chịu ảnh hưởng từ kiến trúc nhà thờ trong từng giai đoạn. Ở nhiều nơi, Bánh lễ trên bàn thờ, cho cả linh mục cũng như giáo dân, được đựng trong một đĩa sâu, thường được làm bằng kim loại quý.

Giỗ 52 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

Lễ Giáng Sinh 2014 tại St. Anna

Lễ quan thày CĐ Frankfurt 2015