Hãy bắt đầu ngày mới bằng lời cầu nguyện buổi sáng với Đức Trinh Nữ Maria
Hãy đến gần bên Chúa Giêsu hơn
bằng việc dâng mình hàng ngày cho Mẹ của Người.
Thánh Maximillian Kolbe đã từng nói rằng: “Đừng bao giờ sợ yêu mến Đức Trinh Nữ quá nhiều. Bạn không bao giờ có thể yêu Mẹ nhiều hơn Chúa Giêsu đã yêu.”
Một cách để bày tỏ tình yêu và lòng tôn kính như thế với Đức Trinh Nữ Maria là thánh hiến ngày sống của bạn để tôn vinh Mẹ, là dâng lên Mẹ ngày sống của bạn để Mẹ có thể tỏ bày với Người Con Mẹ là Chúa Giêsu.
Nhờ đó, bạn sẽ đến gần Chúa Giêsu hơn, qua lòng sùng kính đối với Mẹ của Người.
Dưới đây là một lời cầu nguyện tuyệt đẹp nhìn nhận Đức Trinh Nữ Maria là mẹ và nữ vương của bạn để giao phó cho Mẹ tất cả những gì xảy ra trong ngày, và để Mẹ có thể biến nó thành lời cầu nguyện được chấp nhận trước ngai thiên đàng.
Lạy Nữ vương và Mẹ của con, con xin dâng trọn mình con cho Mẹ. Và để bày tỏ lòng sùng kính của con đối với Mẹ, ngày hôm nay con xin dâng cho Mẹ đôi mắt, đôi tai, môi miệng, trái tim, và cả con người con mà không giữ lại gì. Thế nên, lạy Mẹ nhân lành, vì con là của riêng Mẹ, xin hãy gìn giữ và bảo vệ con như tài sản và sở hữu của Mẹ. Amen.
Cầu Nguyện Nhiều Vậy Để… Được Gì..?
Một người ngoại giáo hỏi tôi :
- Bạn “được” gì khi ngày nào cũng kiên trì cầu nguyện với Chúa như thế?
Tôi thành thật trả lời:
- Thường thì tôi chẳng giành được gì cả, mà thực ra “mất” đi nhiều thứ:
Tôi mất đi lòng tự cao
Tôi mất đi tính kiêu căng
Tôi mất đi sự tham lam
Tôi mất đi thói gian dối
Tôi mất đi tính nóng giận
Tôi mất đi tật xét đoán
Tôi mất đi sự hấp tấp
Tôi mất đi mong muốn phạm tội
Tôi mất đi lòng ghen ghét, hờn giận
Tôi mất đi sự chán nản, thất vọng và hèn nhát…
Đôi khi chúng ta cầu nguyện không phải là để giành được một điều gì đó, nhưng là để mất đi những thứ cản trở chúng ta trên con đường theo Chúa.
Cầu nguyện rèn giũa, thêm sức mạnh và chữa lành tâm hồn mỗi người.
Cầu nguyện là kênh nối kết chúng ta trực tiếp với Chúa.
Lạy Chúa,
Con vinh dự vì có Chúa đồng hành sát cạnh.
Con vinh dự vì mỗi giây phút chòng chành,
Có Chúa ở bên và nâng chân tiếp bước.
Con vinh dự vì Thánh Giá oai hùng,
Chúa đã hiến mình cứu con khỏi tội lỗi.
1/ Đừng luôn miệng tự khoe khoang mình. Làm như vậy, vô hình trung bạn hạ thấp người khác, đề cao chính mình.
2/ Tránh bàn luận sau lưng người khác, điều này tác hại đến việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.
3/ Đừng nói dài dòng vì thời gian rất quý báu. Nên diễn đạt ý của mình một cách rõ ràng, ngắn gọn, để người khác nắm bắt được một cách dễ dàng.
4/ Đừng chủ quan mà thốt lên những câu nói vô tình.
5/ Tránh đả kích sự yếu kém của người khác, nhất là lúc trao đổi trước đám đông, vì như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của người khác, dẫn đến những chuyện không vui.
6/ Đừng buộc miệng nói ra bí mật của người khác, nhất là trước đám đông.
7/ Đừng tỏ ra bạn là ân nhân của người khác. Việc tương trợ khi người khác cần, đó chỉ là tình nghĩa bạn bè, nếu bạn nhắc trước đám đông, người chịu ơn sẽ cảm thấy khó chịu.
8/ Đừng quên ân huệ của người khác ban cho mình, khi cần nên nhắc lại và tỏ lời cám ơn người đó, để chứng tỏ bạn là người luôn biết ghi nhớ công ơn.
9/ Không nói khoác, không bội tín. Nói khoác sẽ làm mất tín nhiệm của người khác đối với bạn. Đây là một tổn thất rất lớn.
Tránh nói mà không làm, nếu thấy làm không được, thì đừng nói ra. Kỵ nhất là sự khoác lác.
A)Nếu con trẻ biết nói thường xuyên 4 câu này thì người mẹ của em là cô giáo giỏi của em bé đó:
1.Con cám ơn mẹ
2.con xin lỗi mẹ vì đã làm mẹ buồn
3.để con thử nhé.
4.Cái này con chưa biết, mẹ bày cho con đi.
B)Năm câu nói mà đứa trẻ ưu tú hay nói:
- Bạn thật giỏi, mình rất ngưỡng mộ bạn!
Đây là dấu hiệu báo trẻ là người thân thiện, hoà đồng.
- Bạn ổn chứ? Bạn có cần tớ giúp không?
Những đứa trẻ có tấm lòng nhân hậu thường có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao. Theo thời gian, trẻ sẽ có nhiều bạn tốt, luôn được người khác quý trọng.
- Bố/mẹ ơi, món này rất ngon, bố mẹ thử đi!
Đó là biểu hiện của sự quan tâm, ân cần và sẻ chia trong cuộc sống. Trước món ăn mình yêu thích nhưng trẻ vẫn nhớ tới bố mẹ, muốn dành phần ngon cho bố mẹ.
- Bố mẹ ơi, con yêu bố mẹ rất nhiều!
những đứa trẻ biết thể hiện tình cảm khi còn nhỏ thì lớn lên thường sở hữu trái tim ấm áp, biết quan tâm và yêu thương mọi người xung quanh.
- Cảm ơn bạn đã gợi ý điều hay, nó giúp mình rất nhiều!
nếu ngay từ nhỏ, trẻ đã chấp nhận những lời đề nghị, góp ý từ người khác chứng tỏ trẻ có trí tuệ cảm xúc cao. Đây là kiểu người bình tĩnh, tự tin, sẵn sàng tiếp thu ý kiến xung quanh để hoàn thiện bản thân.
C)Cha mẹ khéo dạy con thường xử dụng:
1.“Con quyết định đi“
Chẳng hạn như chọn đồ mặc trước khi đi chơi, chọn món kem sắp mua…
Khuyến khích trẻ tự quyết định, dần dần trẻ sẽ quyết đoán hơn và có trách nhiệm với bản thân.
2."Sau khi làm việc chăm chỉ, con sẽ trở nên tốt hơn"
Cha mẹ cho con sự khẳng định, động viên, cũng như coi trọng quá trình nỗ lực của con hơn là kết quả sau cùng.
3."Chúng ta sẽ thực hiện việc này cùng nhau"
Nếu trẻ em được cha mẹ đồng hành, nhìn thấy cha mẹ mình cũng dần tiến bộ và thay đổi thì sẽ lấy đó làm động lực cải thiện bản thân.
- „Bố/mẹ yêu con nhưng không thích cách cư xử này của con“
Câu nói này vừa khiến trẻ nhận thức được vấn đề của bản thân, vừa khiến trẻ cảm nhận được sự quan tâm của gia đình.
Sưu tầm
- Thứ nhất, “học nhận lỗi”. Con người thường không chịu nhận lỗi lầm về mình, tất cả mọi lỗi lầm đều đổ cho người khác, cho rằng bản thân mình mới đúng, thật ra không biết nhận lỗi chính là một lỗi lầm lớn.
- Thứ hai, “học nhu hòa”. Răng người ta rất cứng, lưỡi người ta rất mềm, đi hết cuộc đời răng người ta lại rụng hết, nhưng lưỡi thì vẫn còn nguyên, cho nên cần phải học mềm mỏng, nhu hòa thì đời con người ta mới có thể tồn tại lâu dài được. Tâm nhu hòa là một tiến bộ lớn trong việc tu tập.
- Thứ ba,” học nhẫn nhịn”. Thế gian này nếu nhẫn được một chút thì sóng yên bể lặng, lùi một bước biển rộng trời cao. Nhẫn, vạn sự được tiêu trừ. Nhẫn chính là biết xử sự, biết hóa giải, dùng trí tuệ và năng lực làm cho chuyện lớn hóa thành nhỏ, chuyện nhỏ hóa thành không.
- Thứ tư, “học thấu hiểu”. Thiếu thấu hiểu nhau sẽ nảy sinh những thị phi, tranh chấp, hiểu lầm. Mọi người nên thấu hiểu thông cảm lẫn nhau, để giúp đỡ lẫn nhau. Không thông cảm lẫn nhau làm sao có thể hòa bình được?
- Thứ năm, “học buông bỏ”. Cuộc đời như một chiếc vali, lúc cần thì xách lên, không cần dùng nữa thì đặt nó xuống, lúc cần đặt xuống thì lại không đặt xuống, giống như kéo một túi hành lý nặng nề không tự tại chút nào cả. Năm tháng cuộc đời có hạn, nhận lỗi, tôn trọng, bao dung, mới làm cho người ta chấp nhận mình, biết buông bỏ thì mới tự tại được!
- Thứ sáu, “học cảm động”. Nhìn thấy ưu điểm của người khác chúng ta nên hoan hỷ, nhìn thấy điều không may của người khác nên cảm động.
Cảm động là tâm thương yêu; trong cuộc đời mấy mươi năm của tôi, có rất nhiều câu chuyện, nhiều lời nói làm tôi cảm động, cho nên tôi cũng rất nỗ lực tìm cách làm cho người khác cảm động.
- Thứ bảy, “học sinh tồn”. Để sinh tồn, chúng ta phải duy trì bảo vệ thân thể khỏe mạnh; thân thể khỏe mạnh không những có lợi cho bản thân, mà còn làm cho gia đình, bạn bè yên tâm, cho nên đó cũng là hành vi hiếu đễ với người thân
Sưu tầm