Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Thánh Lễ cũng được gọi là “TẠ ƠN“ (eucharein), như được lưu truyền lại trong Didache (14,1). Đó là một bộ sưu tầm của Ki-tô giáo thời sơ khai về Giáo Lý các Tông Đồ. Đây là cách gọi rất thông dụng vào khoảng cuối thế kỷ thứ nhất. Phong trào phụng vụ trong thế kỷ 20 đã phục hồi lại cách gọi này. Tạ ơn là việc Đức Giê-su đã làm mà bài tường trình nào của Tân Ước cũng nói đến. Cách gọi này nhắc nhở lại cội nguồn và giúp ý thức hơn hình thức và yếu tố chính yếu của bữa tiệc Thánh Thể.Lời Kinh Tạ Ơn là câu trả lời cho những hành động của Thiên Chúa trong tạo vật và trong sự cứu độ. Bao trùm cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong lời Kinh Tạ Ơn, mọi lời Đức Giê-su nói trong bữa tiệc cuối cùng được đan bện vào, là cái tâm của những lời đó. Trong đó Bánh và Rượu được thánh hóa và trở nên Mình và Máu Chúa Ki-tô. Do đó Kinh Tạ Ơn là “điểm cao nhất của toàn bộ việc cử hành“ Thánh Lễ (10). Biết ơn đến từ tạ ơn, một cách sống cần được phát triển dồi dào.Rất sớm trong lịch sử, Thánh Lễ đã được gọi là Hy Tế (Hy Lễ). Điều này không lạ lắm, vì trong những gì Đức Giê-su nói nơi bàn Tiệc Ly đã chứa đựng những diễn đạt của của ngôn ngữ hi tế Ít-ra-en (1 Cor 11,24.25). Nơi đó, Đức Giê-su đã nói trước cái chết trên Thập Giá và bày tỏ sự đồng ý của Người . Thánh Lễ tưởng nhớ đến Đấng bị đóng đanh trên Thập Giá và sống lại, một sự hiến thân mạng sống một lần duy nhất không lập lại.
Đức Giê-su Ki-tô hiện diện trong sự hiến tế của Người và tìm kiếm sự hiệp nhất với chúng ta. Người đón nhận chúng ta vào, để cho chúng ta cùng chủ động với Người ,trở nên những người cùng hành động và cùng hiến tế. Hiến tế ngợi khen này cần phải được nối tiếp trong đời ta. Thánh Lễ giúp cho chúng ta “hiến dâng thân mình làm của lễ sống động, thánh thiện và đẹp lòng Thiên Chúa“ (Rm 12,1). Tham dự Thánh Lễ được xem như là một sự tập luyện cho cả đời sống Ki-tô hữu. Trong Thánh Lễ đời Đức Giê-su trở thành đời chúng ta, con đường của Người là đường chúng ta , của lễ của Người thành của lễ của chúng ta.
Thánh Lễ còn được gọi là LỄ MI-SA. Đây là cách gọi phổ biến nhất cho nghi lễ phụng vụ chính của Giáo Hội, có từ thế kỷ thứ 5. Misa hay Messe là lời để giản tán chia tay sau một cuộc họp, về sau cũng là lời chúc lành. Cách gọi này nhìn vào sự kết thúc, trong đó toàn cả Thánh Lễ được cô đọng lại. Thánh Lễ kết thúc trong mộtlời chúc lành ban cho người dự lễ, cho Giáo Hội và toàn thế giới. Bữa tiệc của Chúa thì mang đầy ơn phúc. Mọi ơn phúc được trao ban qua Đức Giê-su Ki-tô, Đấng đến để chúc phúc (CVTĐ 3,26). Sự hiện hữu của Người trong Thánh Lễ là nguồn ơn phúc.

Trong dòng lịch sử, nhiều tên được dùng để mô tả hình thức cũng như nội dung của Thánh Lễ. Đây là một dấu chỉ cho sự phong phú tinh thần của Thánh Lễ. Ý nghĩa của Thánh Lễ không thể diễn đạt được bằng một cách gọi duy nhất; các tên khác nhau đó tỏ bày cho thấy những đường nét căn bản của Thánh Lễ, được nhìn từ những chiều kích khác nhau. Các cách gọi đó là: Bẻ Bánh, Bữa Tối Của Chúa, Tạ Ơn, Hy Lễ, Lễ Mi-sa.
Trước hết Thánh Lễ được gọi là “Bẻ Bánh“. Sách Công Vụ Tông Đồ dùng cách gọi này để tường trình về sinh hoạt của những Ki-tô-hữu trong cộng đoàn tiên khởi tại Giê-ru-sa-lem, nơi các tín hữu “chuyên cần nghe các tông đồ giảng dạy, hiệp thông với nhau, tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện“ (2,42; 2,46;20,7). Thánh Phao-lô hỏi cộng đoàn tại Cô-rin-tô: “Khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao?“ (1 Cr 10,16).
Lễ nghi “Bẻ Bánh“ được Thần học gọi là “Bí Tích của sự hiệp nhất và tình yêu“. Thánh Lễ quy hợp tín hữu thành cộng đoàn, rõ ràng cho mọi người nhìn thấy. Cách gọi này không còn được thông dụng. Nhưng Thánh Lễ vẫn là dấu chỉ cho “sự hiệp nhất giữa mọi người trong một tấm bánh, và dấu chỉ đức bác ái, bởi vì một tấm bánh được phân phát giữa anh em.“ (283)
Thánh Lễ, nghi thức phụng vụ chính của Ki-tô giáo, được Thánh Phao-lô gọi là “Bữa Ăn Tối Của Chúa“ trong Thư thứ nhất gởi cho cộng đoàn tại Cô-rin-tô (11,12), vì thời đó Thánh Lễ còn kết hợp với một bữa ăn. Trong Thư này Phao-lô kể lại những gì Ngài đã lãnh nhận nơi Đức Giê-su. “Dùng bữa tối của Chúa“ là “để tưởng nhớ“ đến Người. Đấng đã bị đóng đinh và sống lại, không chỉ là người thiết lập nên bữa ăn đó, mà còn là chủ tiệc.
Và Người cũng còn là của lễ, vì khi cả cộng đoàn tập họp lại quanh “Bàn tiệc của Chúa“ được cử hành trong “Ngày của Chúa“ (kh 1,10). (cha Vinh SVD)

Giỗ 52 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

Lễ Giáng Sinh 2014 tại St. Anna

Lễ quan thày CĐ Frankfurt 2015