Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Bài Tin mừng
Còn được gọi là Phúc Âm. Một từ kéo từ hai chữ „phúc“ và „âm“, phúc là điều mang lại những sự tốt lành may mắn; và âm là tiếng, là âm thanh, điều mà tai có thể nghe được. ngày nay chữ Tin mừng thông dụng hơn, được chuyển dịch từ chữ Hy lạp euagglion. Có nghĩa là tin mừng, tin vui.
Trước hết , chữ Tin mừng được dùng chỉ nội dung của những gì mà Đức Giê-su Ki-tô đã rao giảng. Chữ này còn có nghĩa là: Tin vui về Đức Giê-su Ki-tô, Đấng giải thoát và cứu độ nhân loại. Về sau, Thánh Giustinus (+165) dùng chữ này để gọi các „Sách Tin mừng“ (Mát-thêu, Mác-cô, Lu-ca, Gio-an).
Dựa theo đoạn đầu của các Tin mừng , Hieronnymus (+419,420) xếp cho bốn tác giả các Tin mừng bốn biểu tượng, lấy từ sách Khải huyền (4,6-9; 5,6.8; 4,7). Dựa theo việc trình bày gia phả của Đức Giê-su, Tin mừng của Mát-thêu được tiêu biểu bằng một „Con vật có mặt như con người“ (Mt 1,1-17); Mác-cô được biểu tượng bằng con sư tủ, vì „tiếng kêu“ trong sa mạc của ông Gio-an Tẩy giả (Mc 1,3). Bò tơ là biểu tượng cho Tin mừng của Lu-ca, căn cứ vào việc tư tế của Da-ca-ri-a (Lc1,5); do „sự thăng hoa của tinh thần“ trong lời tựa (Ga1,1-17) nên Tin mừng Gio-an được biểu tượng bằng chim đại bàng.
Trong Thánh Lễ bài Tin mừng là cao điểm của phần Phụng Vụ Lời Chúa. Nơi đây, cộng đoàn được mời gọi bước vào con đường Thập Giá của Đức Giê-su, trong niềm tin vào một tương lai với Thiên Chúa.
Đối diện với sự thật, người nghe được đặt trước quyết định: đồng ý hay từ chối trước đòi hỏi của Đức Giê-su. Cộng Đồng Vativan II đề cao và dạy hết lòng tôn kính bài Tin mừng, vì là những „chứng tích tuyệt hảo về đời sống và giáo lý“ của Đức Giê-su (MK 18).
Các bài Tin mừng Chúa nhật được chia thành ba năm A, B, Chúa. Trong năm A Tin mừng lấy từ Mát-thêu, năm B từ Mác-cô và năm C từ Lu-ca. Tin mừng của Gio-an được đọc trong các mùa lễ. Từ thế kỷ thứ tư Tin mừng được Linh mục hay Phó tế công bố.
Lòng tôn kính lời Chúa trong bài Tin mừng được diễn đạt qua các nghi thức chuẩn bị: Lời tung hô Ha-lê-lui-a, rước với đèn nến, xông hương,và hôn sách Tin mừng sau khi đọc. Trước khi đến giảng đài để đọc Tin mừng , Linh mục hay phó tế cúi đầu trước bàn thờ đọc kinh chuẩn bị. Nếu là phó tế thì cúi mình trước linh mục xin phép lành. Việc rước sách Tin mừng đã có trong phụng vụ của Giáohooij Đông phương từ cổ xưa. Mang theo hương nến phát xuất từ nghi lễ triều đình.
Tại giảng đài Linh mục chào cộng đoàn trước khi đọc. Sau đó Linh mục nói tiếp: „Tin mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh …“. Cộng đoàn đáp: „Lạy Chúa vinh danh Chúa“. Khi đọc thì mọi người đưa ngón tay làm dấu Thánh giá trên trán, miệng và trên ngực. Còn Linh mục làm dấu Thánh giá trên sách. Cử chỉ này bày tỏ ước muốn dâng hiến mọi tư tưởng, lời nói và việc làm, toàn thân và mọi hành động cho Đức Ki-tô. Làm dấu Thánh giá trên sách, vì tin rằng Tin mừng từ thập giá là nguồn của mọi ơn phúc.
Khi nghe Tin mừng , toàn thể cộng đoàn đứng, tư thế sẵng sàng đón nhận. Trong sách Mơ-khe-mi-a (8,5) chúng ta đọc thấy: „Ét-ra giở sách trước mắt toàn dân, vì ông ta ở bên trên đối với toàn dân. Khi ông ta giở sách toàn dân đứng dậy“.
Đọc xong Linh mục hoặc Phó tế nói: „Đó là lời Chúa“, giáo dân tung hô: „Lạy Chúa Ki-tô, ngợi khen Chúa“. Linh mục hôn sách và đọc thầm „Nhờ những lời Tin mừng vừa đọc, xin Chúa xóa tội chúng con“. Lúc này có thể lập lại lời Ha.lê.lei.a.
Các bài đọc từ Kinh Thánh không chỉ là những tường trình hay tin tức mà thôi, vì Lời Chúa luôn là một biến cố đang xảy đến trong hiện tại: điều được đọc xảy ra và biến đổi người nghe. Lắng nghe vì vậy là tư thế của niềm tin, để lời Chúa nói trong các bài đọc của Kinh Thánh trở nên sức mạnh trong cuộc sống. Tất cả các bài đọc đều diễn giải và phát triển một đề tài chính là: Ơn cúu rỗi mà Thiên Chúa ban tặng trong Đức Ki-tô và sự đón nhận của con người.

Bài đọc
Nói chung, bài đọc là các đoạn sách từ Cựu Ước, từ các thư Tông đồ ( Thánh thư) và bài Tin mừng (Phúc Âm), được đọc trong Thánh Lễ . Ngoài ra ngôn từ này còn được dùng để chỉ riêng các bài Kinh Thánh được đọc trước bài Tin Mừng.
Giustius (+165) đã tường thuật về việc trích đọc từ Hồi ký các Tông đồ và sách các Ngôn sứ, trong nghi thức Thánh Thể vào nhưng thế kỷ đầu. Thứ tự của các Bài đọc trong Thánh Lễ phản ảnh lại trật tự phụng vụ trong Hội đường Do Thái, nơi có truyền thống đọc từ „Luật và sách Các Ngôn sứ“ (CVTĐ 13,15).
Với mục đích giúp cho các tín hữu có cơ hội nghe hết, cũng như nhận ra được sự sống động và liên tục của Lịch sử cứu độ - theo sự sắp xếp và mạc khải của Thiên Chúa - các Bài đọc được xếp trích liên tục theo thứ tự trong Kinh Thánh.
Phụng vụ Rô-ma quen đọc ba bài trong ngày Chúa nhật và các lễ trọng: một bài từ Cựu ước, một từ Tân Ước (thư các Tông đồ) và môt bài Tin mừng (Phúc âm). Các ngày thường có hai bài: bài Tin mừng và một bài khác. Đêm vọng Phục sinh có chín bài đọc; bảy bài từ Cựu ước và hai bài từ Tân Ước (Thánh Thư và Tin mừng).
Các Bài đọc Cựu ước và Tin mừng của ngày Chúa Nhật thường hài hòa với nhau trong đề tài. Chỉ trong mùa Phục sinh là có sự đứt đoạn, vì không có Bài đọc từ sách Cựu ước . Các Bài đọc 1 trong 50 ngày của Mùa Phục Sinh được lấy từ sách Tông Đồ Công Vụ và sách Khải Huyền. Truyền thống coi các sách này là „Tin mừng của mùa Phục Sinh“.
Các ngày trong tuần có hai Bài đọc, được chia theo nhịp điệu của hai năm một: Năm I và năm II, năm I là những năm lẻ (01,03,…) năm II là những năm chẵn (02,04,…).
Các Bài đọc một được trích dẫn liên tục từ sách này sang sách khác theo thứ tự trong Kinh Thánh. Và như thế trong vòng ba năm thì đọc hết Thư các Tông đồ. Nội dung của các Bài đọc ngày thường không hòa hợp với bài Tin mừng. Các ngày Đại lễ và Lễ kính có các Bài đọc được chọn cho thích hợp với nội dung của ngày lế đó.
Trong Thánh Lễ, sau lời nguyện nhập lễ, người đọc sách đến giảng đài để đọc bài đọc. Người đọc sách bắt đầu: „Lời Chúa trong thư…“, và kết thúc bằng công thức: „Đó là lời Chúa“. Cộng đoàn đáp: „Tạ ơn Chúa“. Sau đó là phần đáp ca.

Giỗ 52 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

Lễ Giáng Sinh 2014 tại St. Anna

Lễ quan thày CĐ Frankfurt 2015