Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Cùng với hoa nến, hương là một thành phần dường như không thể thiếu trong các nghi thức và nghi lễ của hầu hết mọi văn hóa. Đốt nhang, xông xương mang nhiều ý nghĩa thực dụng và tượng trưng.

Vì có mùi thơm dễ chịu nên ở Đông Phương cổ điển, hương trầm là phương tiện để tẩy uế mùi hôi thối, sát trùng, làm mê và để đuổi xua ruồi muỗi. Thời đó, các nhà quý phái đi đâu thì thường có người xông hương đi trước. Cũng vậy, trong thời Rô-ma, hương khói là đặc ân danh dự dành cho vua chúa và các công chức cao cấp; và người ta để hương án trước các tượng ảnh của Hoàng Đế mà họ tôn thờ.

Người Ai-cập gọi hương trầm là một hình thức tỏ hiện của thế giới siêu nhiên: hương trầm là “mồ hôi của trời rơi xuống đất.” Hương khói bay cao trong nghi thức an táng được coi như là một dấu chỉ hướng về cõi phúc. Chất liệu này còn được dùng như là một phương tiện xua đuổi sự bất lành, ma tà. Người Do-thái luôn có một hương án trước lều của Gia-vê, khi họ còn là những người du mục cũng như khi họ đã có Đền Thờ, mà nguyên liệu cũng như cách trình bày được ấn định rõ rệt (Xh 30,1tt.).

Là sản phẩm quý nên hương trầm còn là một thành phần của lễ vật dâng hiến cho Thiên Chúa. Ba Vua đã dâng tiến Đấng Hài Nhi vàng, nhũ hương và mộc dược (Mt 2,11). Hương trầm là một “phần cực thánh” chỉ dành dâng cho Gia-vê. Công tác phục vụ dâng hương trong Đền Thờ là một đặc ân của dòng họ A-ha-ron (Ds 17,16tt.), được quyết định bằng việc bốc thăm (Lc 1,9). Làn khói thơm bay bổng được nhìn như là một biểu tượng cho lời kinh nguyện: “Ước chi lời con nguyện, như hương trầm bay tỏa trước nhan Chúa” (Tv 141,2; Kh 5,8). Dâng hương như vậy biểu lộ lòng cung kính và sự tôn thờ (Jes 60,6).

Lúc đầu, người Ki-tô hữu ngần ngại không dùng hương, vì nó được các dân ngoại dùng đến. Nhất là trong thời bị bách hại, khi dâng hương trước ảnh Hoàng Đế là một cách tuyên xưng niềm tin vào quốc giáo và từ bỏ niềm tin của mình. Đến thế kỷ thứ 4, Giáo Hội Đông Phương đã có thói quen dùng hương trong phụng vụ của mình; rồi từ đó, tập tục này được lan tràn qua Tây Phương. Vào giai đoạn đầu, hương trầm chỉ được sử dụng trong nghi thức an táng và trong các cuộc rước. Về sau, vào thời Hoàng Đế Konstantin, dựa theo các nghi thức ở triều đình, người ta xông hương khi Đức Giáo Hoàng tiến vào nhà thờ để tỏ hiện sự tôn trọng và cung kính. Dần dần, việc xông hương đã trở nên một thành phần của nghi thức đầu lễ.

Trong Thánh Lễ Chúa Nhật hay lễ trọng, linh mục có thể xông hương bàn thờ lúc đầu lễ trên sách Tin Mừng, trên các lễ phẩm đặt trên bàn thờ và trên chính bàn thờ. Còn phó tế hay người giúp lễ xông hương cho linh mục và cộng đoàn hiện diện (27tt.). Xông hương hình Thánh Giá trên của lễ là dấu chỉ sự liên hệ với hiến tế thập giá Đức Ki-tô; xông hình tròn đánh dấu sự tách biệt: rằng của lễ chỉ thuộc về Thiên Chúa. Xông hương sách Tin Mừng để tỏ bày sự tôn kính Đức Ki-tô, đồng thời tượng trưng cho hương thơm của giáo lý và của Lời Chúa đến với tín hữu.

Trong Thánh Lễ, linh mục (hay giám mục) bỏ hương vào bình và làm phép bằng một Dấu Thánh Giá. Như vậy, xông hương là một cử chỉ chúc lành, thể hiện sự kính tôn và vinh dự.