Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

 

Kinh Lạy Chúa, xin Thương Xót

“Xin Chúa thương xót chúng con. Xin Chúa Ki-tô thương xót chúng con. Xin Chúa thương xót chúng con”, hay Kyrie eleison theo tiếng Hy-lạp. Mỗi lời tung hô thường được hát hay đọc hai lần sau nghi thức sám hối; nhưng cũng có thể hát nhiều lần hoặc cho xen vào một lời nguyện ngắn, tùy theo hoàn cảnh, đặc tính ngôn ngữ hay nghệ thuật âm nhạc (30). Kyrie eleison là lời đáp của cộng đoàn trong một kinh cầu xin (Ektenien) ở Giáo Hội Đông Phương, được Giáo Hoàng Gelasius (492-496) cho đưa vào phụng vụ Rô-ma để thế chỗ cho các lời nguyện giáo dân ở cuối phần Phụng Vụ Lời Chúa, như trong nghi thức Thứ Sáu tuần Thánh vẫn còn.

Vì là lời đáp, nên Kyrie eleison có thể lập lại nhiều lần tùy theo số lượng của lời cầu xin. Đức Giáo Hoàng Gregor Cả (590-604) cho rút ngắn lại còn 9 lần (3x3), cũng như ấn định việc thay đổi lần lượt giữa lời “Xin Chúa ..., và Xin Chúa Ki-tô...” Đây cũng là nền tảng cho việc giải thích trong thời Trung cổ: hát như vậy là nhắc nhớ đến Ba Ngôi Thiên Chúa: 3 lần cho Chúa Cha, 3 lần Chúa Con và 3 lần Chúa Thánh Thần. Về sau, Kyrie eleison được di chuyển từ cuối phần Phụng Vụ Lời Chúa lên phía trước và được hát hoặc đọc như hiện nay.

Xét về nguồn gốc, Kyrie eleison đến từ nghi thức tôn thờ thần Thái Dương, cũng như từ sự sùng kính các vương đế và tư tế như thần thánh. Trong đó, một người hát xướng một lời chúc tụng và toàn dân đáp lại bằng một lời tung hô hay cầu xin. Nghi thức này được tiếp nhận vào phụng vụ thời Konstantin (+337). 

Phụng vụ Ki-tô Giáo, dựa vào niềm tin như được xác tín trong các thư của Thánh Phaolô, dùng lời này để chúc tụng, cầu xin và tuyên xưng “Đức Giê-su Ki-tô là Chúa” (Ph 2,11). Kyrie trở thành lời ca khen Thiên Chúa, Đấng Nhân Ái, giàu lòng thương xót, tỏ hiện trong Đức Giê-su Ki-tô. Rất tiếc, với thời gian, Kyrie eleison đã mất dần tính tán dương chúc tụng nguyên thủy và trở nên một yếu tố của nghi thức thống hối, hay nói đúng hơn là nghi thức thống hối.