Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Lễ đã xong,

chúc anh chị em đi bình an 

Theo truyền thống phụng vụ Rô-ma, Thánh Lễ được kết thúc với lời: “Ita, missa est!” - nghĩa là “Hãy đi, đây là kết thúc!” Tự nguồn gốc, lời này được sử dụng trong lãnh vực dân sự thời Rô-ma như một công thức để kết thúc một buổi họp. Chữ missa được dùng trong Thánh Lễ từ đó. Và dần dần, “lời cuối” này của Thánh Lễ đã trở nên cách gọi cho cả Thánh Lễ, giống như trong nhiều ngôn ngữ Châu Âu: mass, messe.

“Lễ xong, chúc anh chị em đi bình an” là một cách giải thích cho lời kết thúc đó, khi sự từ giã được mang tính hòa giải ấm cúng. Phụng vụ Byzanz cũng mang ý nghĩa tương tự: “Chúng ta về trong bình an.” Vì lời kết thúc Thánh Lễ đã được nối kết với việc ban phép lành từ rất sớm, nên missa được hiểu như là một phép lành Chúa ban cho người tham dự lễ. Ơn lành mà người tham dự lễ đón nhận luôn cũng là một trách nhiệm; missa vì thế được hiểu như một sự sai đi, là missio. Hiểu như vậy, missa không chỉ là kết thúc, mà là một khởi đầu của việc sống chứng nhân. Đời sống của Ki-tô hữu phải là “Thánh Lễ nối dài”: lãnh nhận những hồng ân và Tin Mừng cứu độ của Thiên Chúa để loan báo và chia sẻ cho người khác. Bình an và hiệp nhất phải thành xương thành thịt trong cuộc sống hằng ngày người tham dự Thánh Lễ; khi họ “trở về với công việc tốt lành của mình, vừa ngợi khen và chúc tụng Chúa” (57b).

Sau lời giải tán cộng đoàn, linh mục chủ lễ hôn bàn thờ như trước khi bắt đầu lễ, rồi cùng các người giúp lễ chào kính bàn thờ mà ra về (125). Trong mùa Phục Sinh, lời “Lễ đã xong ...” được nối kết với lời tung hô phục sinh “Ha-lê-lui-a”. Theo tập tục phổ biến, cộng đoàn còn có thể hát một bài kính Đức Mẹ và đọc kinh kết thúc.

Các Vương Cung Thánh Đường thường có một tiền sảnh. Kiến trúc này giúp cho việc chuẩn bị toàn diện trước khi bước vào chánh điện, vào nhà thờ. Người ta có thể rũ bỏ hết lại ở đó những hấp tấp vội vàng và ồn ào của đời sống thường nhật, mà tập trung cho việc gặp gỡ Thiên Chúa. Để bắt đầu Thánh Lễ - với hai phần chính là Phụng Vụ Lời Chúa và Phụng Vụ Thánh Thể - cũng cần có một sự chuẩn bị tâm hồn như thế.

“Các nghi thức đầu lễ: ca nhập lễ, lời chào, nghi thức sám hối, kinh Lạy Chúa xin thương xót, kinh Vinh Danh và lời nguyện nhập lễ đều có tính cách mở đầu, dẫn nhập và chuẩn bị. Mục đích các nghi thức này là giúp cho các tín hữu đã tập họp được hiệp thông với nhau và chuẩn bị tâm hồn để nghe Lời Chúa cho nghiêm chỉnh và để cử hành thánh lễ cho xứng đáng” (24).

Người Việt Công giáo có thói quen đọc kinh hay lần hạt trước lễ. Đây là một cách để chuẩn bị hồn xác xứng hợp; tạo nên bầu khí trang nghiêm cho nghi lễ tiếp theo sau. Ngoài ra, đây cũng là thời gian để gom tụ các tín hữu đến không cùng một lúc trước khi bắt đầu cử hành Thánh Lễ. Người tham dự vì thế cần phải hát và cầu nguyện chung – “để trở nên Dân Chúa dưới Lời của Người và để trở thành Bàn Thờ của Thiên Chúa” (B. Fischer); cũng như để trở thành cộng đoàn của Đức Giê-su Ki-tô nơi Bàn tiệc Lời Chúa và Bàn tiệc Thánh Thể.

Giỗ 52 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

Lễ Giáng Sinh 2014 tại St. Anna

Lễ quan thày CĐ Frankfurt 2015