Tĩnh Tâm Tuần Thánh

Flörsheim Gründonnerstag 28.03.2024

Flörsheim Karfreitag 29.03.2024

Flörsheim Karsamstag 30.03.2024

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

Nhà thờ St. Gallus

Hauptstraße 28, 65439 Flörsheim

16g00 Giải tội + Giảng Thuyết

17g00 Thánh lễ có nghi thức rửa chân

17g00 Giải Tội + Giảng Thuyết

18g00 Suy tôn thánh giá

16g00 Giảng thuyết

17g00 Giải tội

18g00 Thánh lễ Phục sinh + Rửa tôi người lớn

Cũng như nhiều yếu tố chúc tụng và tung hô khác (Gloria, Kyrie eleison), lời kinh “Lạy Chiên Thiên Chúa”, Agnus Dei tiếng La-tinh, là gia sản của Giáo Hội Đông Phương. Nơi đó, cộng đoàn tham gia nhiều hơn trong Thánh Lễ vì không bị trở ngại về ngôn ngữ. Kinh này có nguồn gốc trong phụng vụ Hy-lạp-Xi-ri và được Đức Giáo Hoàng Sergius I (687-701) - một người nước Xi-ri - cho đưa vào phụng vụ La-tinh.

Lời kinh này cũng giống như một khúc nhạc đệm, được cộng đoàn đọc trong lúc linh mục bẻ bánh. Từ thế kỷ thứ 12, lời “Lạy Chiên Thiên Chúa” thường được lặp lại 3 lần; trước đó không có ấn định rõ. Lời kết khi đọc lần thứ ba được thay bằng một lời cầu xin bình an. Tập tục này đến từ thời Trung cổ, khi nghi thức chúc bình an được hình thành. Đức Kitô là của lễ giao hòa muôn đời của loài người. Lời kêu xin lòng thương xót và bình an mang tính cánh chung này được nảy sinh ra từ thực tế cứu độ đó.

Agnus Dei là kinh của tín hữu. Cộng đoàn có thể lập lại lời đầu nhiều lần cho đến khi bẻ bánh xong mới đọc hoặc hát lời xin bình an (56đ) - giống như trong phụng vụ Gia-cô-bê ở Xi-ri.

Việc gọi Đức Giê-su là Chiên Thiên Chúa có nguồn gốc trong Cựu Ước, được đúc kết từ hai ình ảnh chính: Chiên Vượt Qua (Passah) và người tôi trung của Gia-vê. Chiên là một hình ảnh quen thuộc trong Kinh Thánh. Do tính ngây dại và chịu đựng không kêu van khi bị dẫn đi, chiên trở nên một hình ảnh cho sự vô tội, kiên nhẫn và khiêm nhượng. Ở Đông Phương, chiên là con vật ưa được dùng nhất để làm của lễ (Xh 29,38). Khi Thiên Chúa quyết định giải thoát dân Người từ ách nô lệ Ai-cập, Người ra lệnh cho mỗi gia đình Do-thái sát tế một con chiên đực toàn vẹn, không quá một tuổi, ăn thịt nó và bôi máu lên khung cửa. Nhờ dấu máu đó, họ được để sống khi Chúa cho Thần Tru Diệt đi sát hại các con đầu lòng của người và của loài vật trong đất Ai-cập (Xh 12,1tt). Nhờ vào máu chiên Passah mà dân Do-thái được cứu thoát và trở nên một “vương quốc tư tế, một dân thánh”, hiệp nhất trong một Giao Ước và sống theo luật lệ Mô-sê (Xh 19,1tt).

Bị đưa đi tế hiến mà chẳng hề mở miệng kêu ca như một con chiên cũng là tư cách của người tôi trung Gia-vê. Người chết để đền tội cho dân; người không bẻ gẫy cây lau bị giập, không tắt đi tim đèn leo lét (Is 42,1tt; 53,1tt). Đoạn Kinh Thánh diễn tả sự khiêm nhượng và quy phục của người tôi trung báo trước một cách rõ ràng nhất số mạng của Đức Giê-su, như Tông Đồ Phi-líp-phê giải thích cho viên thái giám người Ê-thi-óp (Cv 8,31tt).

Lời Truyền Phép 2

Biến cố hiện tại hóa của Chúa Ki-tô trong Thánh Lễ không là một hành vi mê tín hay ma thuật, mà một ơn của Thánh Thần (55c). Đức Giê-su lúc còn sống cũng làm mọi việc trong Chúa Thánh Thần, nhất là đã tự hiến thân mình “nhờ Thánh Thần thúc đẩy” (Dt 9,14). Sự hiện diện của Chúa Ki-tô trong Thánh Lễ cũng là trong sức mạnh của Thánh Thần. Chính vì thế, linh mục cầu xin trước phần tường thuật việc lập phép bí tích Thánh Thể: “Vì thế, chúng con xin Cha đổ ơn Thánh Thần xuống mà thánh hóa lễ vật này, để biến thành Mình và Máu Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng con, cho chúng con được hưởng nhờ” (Kinh Tạ Ơn II).

Giáo lý về sự “biến hóa bản thể” không muốn đưa ra lời giải thích bằng lý trí cho mầu nhiệm Thánh Thể - một điều chỉ có thể nắm hiểu trong niềm tin. Mục đích của hành động này là để giữ gìn ý nghĩa nguyên văn, chống lại những cách giải thích một chiều lệch lạc. Qua đó, Giáo Hội phản ảnh sự hiện diện thật sự và thực thể của Đức Ki-tô - không là hình thức bên ngoài của bánh rượu như chúng ta thấy theo kinh nghiệm thông thường (khổ, mùi, màu, vị, cấu tạo hóa học); cũng không thuộc về lãnh vực mà khoa học tự nhiên quen quan sát và thử nghiệm. Thực tại này vượt quá những gì có thể hiểu và tính đo được. Thật vậy, sự hiện diện của Đức Ki-tô liên quan đến lãnh vực mà kinh nghiệm con người không đạt đến được.

Từ niềm tin vào sự biến đổi đó, nên khoảng từ năm 1200, linh mục có thói quen quỳ gối sau khi đọc lời truyền phép. Nâng cao Bánh và Chén Thánh là một cử chỉ phụng vụ đến từ giai đoạn khi linh mục còn quay lưng về phía cộng đoàn lúc đọc Kinh Tạ Ơn. Qua đó, người dự lễ có thể “rước lễ bằng mắt” (communio per oculos). Đây là một thói quen đạo đức được phát triển và rất được ưa chuộng thời Trung cổ. Vì tin rằng Chúa Ki-tô vẫn hiện diện trong Thánh Thể, nên ngay từ thuở đầu, các Ki-tô hữu đã giữ lại Bánh Thánh lại sau Thánh Lễ. Mục đích vừa là để làm của ăn đàng cho bịnh nhân; vừa là để thờ kính trong nhiều hình thức khác nhau như: chầu, rước.

Giỗ 52 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

Lễ Giáng Sinh 2014 tại St. Anna

Lễ quan thày CĐ Frankfurt 2015