Đức Thánh Cha cắt nghĩa về ý chỉ cầu nguyện của ngài trong tháng 6:

Thật là mâu thuẫn một cách vô lý, khi vừa nói về hòa bình và các đàm phán hòa bình, lại vừa thúc đẩy và cho phép việc buôn bán vũ khí.

Có phải cuộc chiến này hay cuộc chiến kia là chiến tranh theo nghĩa giải quyết các vấn đề, hay cuộc chiến ấy chính là cuộc chiến buôn bán vũ khí bất hợp pháp để làm giàu cho những kẻ buôn bán sự chết chóc?

Chúng ta hãy chấm dứt tình trạng này. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện, để các nhà lãnh đạo các quốc gia có thể cam kết chấm dứt việc buôn bán vũ khí vốn sát hại biết bao người dân vô tội.

Ý nghĩa của việc tôn sùng Thánh Tâm Chúa Giêsu

Theo nghĩa thông thường, từ ngữ “Trái Tim” chỉ về trung tâm điểm của một người, nơi ngự trị của những tình cảm, lòng trắc ẩn và ý muốn tự do của họ. Đối với Chúa Giêsu, Trái Tim Ngài là hiện thân của Tình Yêu Tạo dựng và Cứu độ của Thiên Chúa. Ngài đã sống với loài người bằng trọn Trái Tim của Con Thiên Chúa làm người, chia sẻ những vui buồn của kiếp nhân sinh và đổi mới cuộc sống đó bằng một tình yêu trao ban hoàn toàn cho con người và dâng hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa Cha.

Xướng họa, hỏi đáp, nói nghe là những thành phần căn bản của một cuộc đối thoại. Cũng vậy, phần đáp ca là một phản ứng, một cách đáp lời Đấng vừa nói trong bài trích Kinh Thánh. Đáp trả như vậy là một yếu tố rất quan trọng trong Thánh Lễ cộng đoàn.

 

Là phần dân Chúa đáp lại Lời Chúa sau khi nghe Ngài nói : Đáp ca được trích từ các Thánh vịnh hay Thánh ca Cựu Ước và Tân Ước, những bài đáp ca này có liên hệ trực tiếp với các bài sách Thánh được đọc trong các Thánh Lễ. Đáp Ca là phần "Lời Chúa", nên không thể lấy một bài hát tự sáng tác để thay thế được. Phải là lấy ra từ sách thánh. Đáp ca có chỉ định trong sách lễ, nên chọn cho đúng những bài đã chỉ định.

 

Đáp ca là những đoạn thánh vịnh ngắn, được lựa chọn cho phù hợp với nội dung của bài đọc. Vì là một thành phần “trọn vẹn của phụng vụ Lời Chúa”, nên đáp ca cần được hát tại giảng đài hay một nơi thuận tiện (36). Mục đích của việc hát sau bài đọc một là giúp cho người dự lễ suy niệm lại những điều mình vừa nghe; đồng thời khuyến khích ngẫm nghĩ lại những việc làm cứu rỗi mà Thiên Chúa đã thực hiện cho Dân Người xưa nay.

 

Thông thường, người vừa đọc bài đọc hay một ca viên “xướng” các câu thánh vịnh và cộng đoàn “họa” bằng một câu ngắn riêng. Trong phụng vụ Rô-ma cổ điển, phần này của Thánh Lễ được một ca viên đứng trên bậc thềm của cung thánh hát. Vì thế, đáp ca cũng được gọi là ca tiến cấp. Về sau, lời ca này được dành riêng cho các phó tế hát, tạo nên quan niệm cho rằng phải biết hát hay thì mới làm phó tế được. Có lẽ để thay đổi cách suy nghĩ đó, nên Đức Giáo Hoàng Gregor I (+ 604) đã trao việc hát đáp ca cho các trợ phó tế, vì chức thánh không lệ thuộc vào khả năng văn nghệ.

Giỗ 52 năm Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm

Lễ Giáng Sinh 2014 tại St. Anna

Lễ quan thày CĐ Frankfurt 2015