Tóm tắt diễn tiến hiện ra của Đức Mẹ tại Fatima 100 năm trước đây
Lịch sử các cuộc hiện ra của của Đức Mẹ cho Lucia, Francisco und Jacinta như sau:
– Ngày 13 tháng 5 năm 1917: Khi được hỏi: Bà là ai và bà từ đâu đến? Người phụ nữ trả lời bà đến “từ trời” và sau này bà sẽ tiết lộ danh tính của mình. Bà dặn các em trở lại Cova da Iria vào ngày 13 mỗi tháng, trong sáu tháng tiếp theo. Bà cũng xin các em cầu nguyện mỗi ngày với chuỗi Mân Côi, để “thế giới có được hòa bình” và Chiến tranh thế giới lần I được kết thúc.
– Ngày 13 tháng 6 năm 1917: Người phụ nữ nói bà sẽ đưa Francisco và Jacinta về thiên đàng sớm, còn Lucia sẽ ở lại thế gian một thời gian để truyền bá việc tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội.
– Ngày 13 tháng 7 năm 1917: Người phụ nữ nói sẽ tiết lộ danh tính của mình vào tháng Mười và sẽ “thực hiện một phép lạ để mọi người nhìn thấy và tin tưởng”. Sau khi phán bảo các em hãy hãm mình hy sinh để cầu nguyện cho kẻ có tội, bà tiết lộ ba bí mật. Hai trong ba bí mật này đã không được công khai cho đến năm 1941, và bí mật thứ ba do nữ tu Lucia viết và gửi tới Tòa thánh Vatican, đến tận năm 2000 mới được công bố.
Bí mật đầu tiên là thị kiến về Hỏa ngục. Ở thị kiến này, các em nhìn thấy “biển lửa” với ma quỷ và linh hồn con người đang hét lên “đầy đau đớn và thất vọng.” Trong hồi ký, nữ tu Lucia kể lại những người đứng gần đó – người dân khi ấy đã bắt đầu tụ tập xung quanh ba trẻ vào ngày 13 hàng tháng – đã nghe thấy những “tiếng khóc” của Lucia trong thị kiến đáng sợ này.
Bí mật thứ hai là Chiến tranh thế giới thứ lần I sẽ kết thúc, nhưng sẽ “có một cuộc chiến tệ hại hơn nổ ra” nếu con người tiếp tục xúc phạm đến Thiên Chúa. Tuy nhiên tai ương sẽ được ngăn chặn, nếu nước Nga được dâng hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội. Mặc dù nữ tu Lucia xác nhận rằng, Đức Giáo hoàng Piô XII vào năm 1942 và Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào năm 1984, đã thực thi việc dâng hiến nước Nga, nhưng nhiều người sùng mộ Fatima vẫn cho rằng yêu cầu đó của Đức Mẹ chưa được thực hiện.
Bí mật thứ ba và cũng là bí mật cuối cùng: Bí mật này được công bố 83 năm sau khi Đức Mẹ hiện ra ở Fatima. Bí mật này là thị kiến về một “vị giám mục mặc áo trắng” bị bắn giữa đống gạch đá của một thành phố đổ nát. Vatican đã đưa ra cách giải thích chính thức, và đã thảo luận với nữ tu Lucia trước khi công bố cách giải thích này. Vatican nói bí mật thứ ba đề cập đến cuộc bức hại các Kitô hữu vào thế kỷ 20, và cụ thể là vụ ám sát Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II bất thánh vào năm 1981.
– Ngày 13 tháng 8 năm 1917: Một lần nữa, người phụ nữ nói bà sẽ thực hiện một phép lạ vào tháng Mười và yêu cầu tiền quyên góp của những người hành hương sẽ được sử dụng để xây dựng một nhà nguyện trên địa điểm hiện ra.
– Ngày 13 tháng 9 năm 1917: Người phụ nữ yêu cầu các em tiếp tục cầu nguyện với chuỗi Mân Côi để “thế giới chấm dứt chiến tranh.” Bà nói rằng Chúa Giêsu, Thánh Giuse, Đức Mẹ Sầu Bi và Đức Mẹ núi Camêlô sẽ xuất hiện trong phép lạ vào tháng Mười tới.
– Ngày 13 tháng 10 năm 2017: Mặc dù trời đổ mưa, hàng chục ngàn người đã đến Cova da Iria để chứng kiến phép lạ được chờ đợi từ lâu.
Người phụ nữ đã công bố mình là Đức Mẹ Mân Côi. Mẹ cũng cho biết, chiến tranh sẽ kết thúc và những người lính sẽ trở về nhà. Sau khi yêu cầu mọi người ngừng xúc phạm Thiên Chúa, Đức Mẹ mở tay ra và làm phản chiếu ánh sáng về phía mặt trời.
Nỗi ngạc nhiên trước cảnh tượng “mặt trời nhảy múa” biến thành hoảng sợ khi mặt trời dường như lao mạnh về phía trái đất. Nhiều người lo sợ tận thế đến, nên đã la hét và chạy toán loạn, một số người tìm chỗ trốn trong khi số còn lại vẫn quỳ gối, và cầu xin Chúa thương xót. Sau đó, mặt trời trở về như bình thường.
Các cuộc hiện ra của Đức Mẹ ở Fatima một thế kỷ trước, vẫn tiếp tục thu hút các tín hữu và cả những người không cùng niềm tin.
Nếu chén là dụng cụ để đựng rượu trên bàn ăn, thì rổ là đồ đựng bánh ở nhà và trong Đền Thờ ở Đông Phương. Bánh ăn hằng ngày có đường kính khoảng 20 cm và nặng gần nửa ký. Trong bốn thế kỷ đầu, khi bánh dùng cho Thánh Lễ còn được giáo dân mang đến, thì rổ cũng là đồ đựng bánh lễ.
Để có thể đưa bánh đến cho những người vắng mặt, người ta đã dùng những hộp hình trụ, kín ở trên dưới. Có những người đeo một hộp hay túi nhỏ đựng Bánh Thánh trên mình, như một linh vật chống tà ma bất hạnh và để có thể tự rước lễ. Một chứng tích mô tả Thánh Lễ Giáo Hoàng tại Rô-ma cho thấy rằng: ở đó, người ta dùng túi bằng sợi gai để chứa vụn bánh khi bẻ, cũng như để đưa bánh cho kẻ đau yếu.
Từ thế kỷ thứ 4, người ta bắt đầu sản xuất đĩa bằng kim loại quý để dùng trong Thánh Lễ. Các đĩa này thường rất lớn: một đĩa còn lại từ thế kỷ 6 có đường kính là 60 cm. Sau thế kỷ thứ 9, thói quen dùng bánh không men mất dần, và theo ấn định của Giáo Hội Tây Phương, người ta bắt đầu sản xuất một loại bánh đặc biệt làm bánh lễ. Công việc chuẩn bị lễ vật từ đó thường do các tu sĩ hay giáo sĩ đảm nhiệm. Khi số người rước lễ giảm sút mạnh vào thời Trung cổ, đĩa đựng bánh cũng nhỏ dần theo, chỉ lớn đủ để chứa bánh cho linh mục.
Bánh lễ cho cộng đoàn được cất trong một nơi riêng (Nhà tạm). Cuối thời Trung cổ, các dụng cụ chứa bánh phát triển mạnh mẽ - nhất là là việc chế tạo Mặt Nhật để đựng Bánh Thánh cho việc chầu Thánh Thể.
Cũng như chén, hình thức và chất liệu làm đĩa thánh cũng chịu ảnh hưởng từ kiến trúc nhà thờ trong từng giai đoạn. Ở nhiều nơi, Bánh lễ trên bàn thờ, cho cả linh mục cũng như giáo dân, được đựng trong một đĩa sâu, thường được làm bằng kim loại quý.